221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
723890
Trái phiếu Việt Nam bán hết veo tại New York
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Trái phiếu Việt Nam bán hết veo tại New York
,

Các nhà đầu tư quốc tế đã đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD. Hai tờ báo kinh tế lớn của thế giới là Financial Times (Anh) và Bloomberg (Mỹ) đồng loạt đưa tin và phân tích về sự kiện này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn chưa đưa ra phát ngôn chính thức.

Hôm qua, Việt Nam đã nâng giá trị phát hành trái phiếu quốc gia ra nước ngoài và được đấu giá ở thị trường chứng khoán New York hôm nay (28/10) để huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư lớn ở Hoa Kỳ cũng như trên thế giới.

Soạn: AM 599935 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các nhà đầu tư quốc tế đã đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần lượng chào bán là 750 triệu USD.

Cụ thể, Việt Nam đã tăng gấp rưỡi lượng trái phiếu phát hành, lên 750 triệu USD trị giá trái phiếu thay vì 500 triệu USD như dự tính ban đầu được giao dịch ở thị trường này. Lãi suất trái phiếu Chính phủ trong đợt phát hành này đã được điều chỉnh giảm xuống mức 7,125%, thay cho mức dự tính ban đầu là 7,250%. Lãi suất này cao hơn so với Trái phiếu kho bạc Mỹ là 4,561%/trái phiếu 10 năm.

Đây là bước đầu tiên giúp Việt Nam bước chân vào thị trường tài chính quốc tế. Điều đáng mừng là cầu trái phiếu này cao hơn mong đợi rất nhiều. Các nhà đầu tư quốc tế đã đưa ra các đề nghị đặt mua với tổng số lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào, để dành quyền mua số trái phiếu nói trên.

Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản. Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn.

Soạn: AM 600641 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trái phiếu Việt Nam được chào đón nhiệt liệt tại New York

Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính Việt Nam. Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam. UNDP còn coi Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế.

Theo Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, ông Jordan Ryan, từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI (12/1986), đã có nhiều thay đổi quan trọng trong sản xuất, tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, chính sách tiền tệ và ngoại thương. Chính sách đổi mới mở ra nhiều phương thức tổ chức và quản lý kinh tế mới mẻ, góp phần cải thiện đời sống; tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàng triệu người Việt Nam có dịp sử dụng một cách hiệu quả tiềm năng của mình.

Về cơ bản, kinh tế của Việt Nam đã được công nhận là đổi mới: Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Chuyển một nền kinh tế khép kín, nhập khẩu là chủ yếu sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế và có hiệu quả...

Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm.

Thứ ba, việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của Việt Nam cũng là một nguyên nhân quan trọng. S&P tuần vừa rồi đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp Việt Nam hạng BB-.

Soạn: AM 599931 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Số tiền thu được sẽ được bơm thêm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình từ 7 - 8% của Việt Nam, cùng với việc đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh tại đây.

Từ trước đến nay, Việt Nam chưa từng phát hành trái phiếu quốc tế nên các công ty trong nước (bao gồm cả các công ty quốc doanh) không biết phải đưa mức lãi suất là bao nhiêu khi huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, điều quan trọng không kém là việc giá trái phiếu sẽ được coi là mốc chuẩn để các công ty trong nước tham khảo khi chào bán cổ phiếu của mình ra nước ngoài, dự báo sẽ nở rộ trong tương lai, tiếp sau bước chuẩn bị mang tính đột phá của những công ty kiểu như Kinh Đô.

Tuy nhiên, bài học từ việc huy động vốn của các doanh nghiệp Thái Lan đầu những năm 1990 vẫn còn nguyên giá trị. Các công ty Thái lúc đó đã mải mê tìm cách huy động ngoại tệ mà không hiểu rõ các nguy cơ tiềm ẩn họ sẽ gặp phải khi đồng baht bị mất giá từ việc mua vào ngoại tệ mạnh.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia ở hãng định mức tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s, trong khi các công ty trong nước háo hức vay vốn từ bên ngoài thì Việt Nam vẫn có những biện pháp kiểm soát khá chặt chẽ nên tình trạng như Thái Lan những năm sau cơn sốt vay vốn sẽ khó xảy ra.

Việt Nam đã rút ra nhiều bài học từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong suốt 20 năm qua và đang có những chiến lược kinh tế tài chính được đánh giá cao. Chính phủ đã có kế hoạch 5 năm sắp tới (2006-2010) là thời gian quyết định để thực hiện chiến lược đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước đang phát triển ở trình độ thấp và tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Các nhà đầu tư hy vọng chiến lược đó sẽ giúp họ hưởng lợi lớn trong tương lai khi bỏ tiền vào Việt Nam để cùng Việt Nam bước vào công cuộc cải cách mới.

Trả lời VietNamNet qua điện thoại cách đây ít phút, một quan chức Bộ Tài chính cho rằng, cơ quan này cũng dự đoán được rằng Trái phiếu quốc tế sẽ đắt hàng.

Giải thích cho việc định mức lãi suất rất cao so với các trái phiếu khác trên thị trường quốc tế, quan chức này cho hay, lãi suất trái phiếu quốc tế của một quốc gia thường được tính bằng lãi suất trái phiếu của Kho bạc Mỹ cùng thời hạn, cộng với 1 biên độ nhất định.

Biên độ này phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm quốc gia của từng nước phát hành, nhu cầu thị trường cũng như nhu cầu huy động vốn của quốc gia đó... Nếu so sánh với các nước có hệ số tín nhiệm tương đương, lãi suất Trái phiếu của Việt Nam là hợp lý.

Quan chức này từ chối việc nói về một đợt phát hành Trái phiếu quốc gia mới của Việt Nam.

  • H.Phúc

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,