(VietNamNet) - Thứ trưởng Tài chính Lê Thị Băng Tâm khẳng định: "Bất cứ doanh nghiệp nào, không kể quốc doanh hay ngoài quốc doanh, nếu có phương án khả thi về cách thức sử dụng vốn cũng như phương án trả nợ rõ ràng, đủ tiêu chuẩn theo quy định phát hành trái phiếu của quốc tế, có thể trình phương án bán Trái phiếu quốc tế với Bộ Tài chính".
Vinashin sẽ phát hành trái phiếu quốc tế vào 2006
Trái phiếu Việt Nam bán hết veo tại New York
Trái phiếu VN sẽ niêm yết trên TTCK Singapore
Việt Nam gọi, các nhà đầu tư quốc tế trả lời
"Trái phiếu Việt Nam bán hết chỉ sau 30 giây"
VN phát hành Trái phiếu quốc tế trong tháng 10
Việt Nam bước vào công cuộc cải cách mới
Sự kiện lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài đã khiến Vinashin (Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) và nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam nghĩ đến khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn về vốn trung và dài hạn hiện nay, tiền bán trái phiếu quốc tế được coi là nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ quan trọng để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp trong nước.
| ||
|
"Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm phát hành trái phiếu quốc tế, trong đoàn đi bán trái phiếu lần này, ngoài Vinashin còn có Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là những đơn vị đang có kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trong tương lai không xa", bà Tâm nói. Ngoài ra, Tổng Công ty Điện lực và Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam... cũng đang mong muốn tìm vốn trên thị trường quốc tế.
Trong tương lai, Chính phủ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để không những huy động vốn cho đầu tư phát triển mà còn cơ cấu lại nợ quốc gia, tăng dự trữ tài chính... như nhiều quốc gia khác đã làm. "Tuy nhiên, mục đích chính của đợt phát hành này vẫn là mở đường cho các doanh nghiệp (tạo benchmark) để tự họ đứng ra tìm vốn trên thị trường quốc tế chứ Chính phủ sẽ không tiếp tục ra quốc tế vay vốn cho doanh nghiệp", bà Tâm nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet trước những nghi ngại về khả năng trả nợ những khoản vay quốc tế kiểu này, bà Tâm cho rằng "hoàn toàn yên tâm". "Các khoản nợ thương mại và nợ Chính phủ quá hạn do yếu tố lịch sử trước đây đã được xử lý dứt điểm thông qua Câu lạc bộ London và Paris. Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam hiện là 32% GDP (có ý kiến cho là 36% GDP) vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn nợ xấu của quốc tế", bà nói.
-
Hồng Phúc