221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
727585
Giải ngân ngay trái phiếu quốc tế
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Giải ngân ngay trái phiếu quốc tế
,

(VietNamNet) - Bộ Tài chính chiều qua (3/11) đã ký kết Hợp đồng chuyển giao 750 triệu USD từ việc bán trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).

Soạn: AM 608185 gửi đến 996 để nhận ảnh này
750 triệu USD tiền trái phiếu quốc tế được chuyển cho Vinashin để phát triển ngành CN đóng tầu Việt Nam.

Tại lễ ký kết, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Vinashin phải sử dụng nguồn vốn trái phiếu một cách hợp lý và hiệu quả nhất, tập trung tối đa cho các chương trình và dự án phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng nguồn vốn này.

Cũng trong chiều qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Vinashin cũng đã ký Thoả thuận khung về việc hợp tác quản lý nguồn vốn trên.

"Với vai trò là ngân hàng phục vụ, BIDV sẽ đứng ra đảm nhận việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi cũng như cơ chế đảm bảo ngoại tệ trả lãi hàng năm cho các nhà đầu tư trái phiếu. Ngoài ra, BIDV cũng cam kết cung ứng khoảng 10.000 tỷ đồng (bao gồm cả dư nợ cho vay và bảo lãnh) cho Vinashin trong giai đoạn 2006-2010 để đầu tư cho các chương trình lớn như đóng tàu xuất khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng", ông Trần Bắc Hà - Tổng giám đốc BIDV - nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm, ngày hôm nay (4/11), toàn bộ tiền bán trái phiếu Chính phủ sẽ được các nhà đầu tư quốc tế chuyển vào tài khoản của Việt Nam. "Mức phát hành 750 triệu USD cũng đã đủ điều kiện để trái phiếu Việt Nam được đưa vào danh sách trái phiếu thị trường mới trỗi dậy của J.P Morgan - một tổ chức tài chính lớn trên thế giới".

Bà Tâm cũng cho rằng, 255 nhà đầu tư lớn tham gia mua trái phiếu Việt Nam (so với 150 nhà đầu tư mua trái phiếu Chính phủ của Indonesia đầu tháng 10/2005) là con số kỷ lục trên thị trường nợ quốc tế trong những năm gần đây. Trong đó, các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30%. Các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%).

Tính trung bình, mỗi nhà đầu tư chỉ mua được khoảng 20% lượng đặt mua, thậm chí có nhà đầu tư không kịp mua được trái phiếu của Việt Nam. Nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế rất lớn, tuy nhiên, theo bà Tâm, chúng ta mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu này của các nhà đầu tư quốc tế, cũng vì cân nhắc khả năng trả nợ.

Bà Tâm cũng cho biết, theo các nhà phân tích tài chính quốc tế, việc Việt Nam lựa chọn thời điểm cuối tháng 10/2005 để phát hành trái phiếu là rất phù hợp. Bởi trong khi vay thương mại từ các ngân hàng trong nước đang ở mặt bằng lãi suất cao thì việc huy động nguồn ngoại tệ từ bên ngoài với lãi suất thấp hơn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang ngày càng bị thu hẹp dần và dự kiến đến năm 2010 sẽ "biến mất" khỏi cơ cấu vốn vay, thì trái phiếu sẽ trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

Mọi DN đều có thể phát hành trái phiếu quốc tế
Vinashin sẽ phát hành trái phiếu quốc tế vào 2006
Trái phiếu Việt Nam bán hết veo tại New York
Trái phiếu VN sẽ niêm yết trên TTCK Singapore
Việt Nam gọi, các nhà đầu tư quốc tế trả lời

"Trái phiếu Việt Nam bán hết chỉ sau 30 giây"
VN phát hành Trái phiếu quốc tế trong tháng 10

Việt Nam bước vào công cuộc cải cách mới
 

  • Hồng Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,