221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
115700
Ngân hàng khó giữ người tài!
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Ngân hàng khó giữ người tài!
,

Cơ chế làm việc hiện nay không khuyến khích được nhân tài mà còn làm cho những người giỏi có kiến thức và nhiệt tình cứ thui chột dần.

"Thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từ chính những nhân tố bên trong của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại các ngân hàng hiện nay" - Ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định.

Ông Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, ca thán: "Với cơ chế hiện nay, chúng tôi rất khó thu hút được nhân tài về làm việc bởi quy định hạn chế về quỹ lương. Một công ty bảo hiểm hoặc một ngân hàng nước ngoài đưa ra một mức lương từ 500-700 USD/tháng trong khi chúng tôi chỉ có thể trả lương cho nhân viên trung bình dưới 2 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó điều kiện làm việc của chúng tôi cũng không thể bằng, vậy làm sao chúng tôi có thể thu hút được nhiều người trẻ và có tài?".

Tại Ngân hàng Nhà nước, nhiều cán bộ trẻ mới được tuyển vào phần lớn đều lo học tiếng Anh và tìm kiếm cơ hội đi du học nước ngoài mà không tập trung nhiều cho công việc. Nhiều cán bộ giỏi của Ngân hàng Nhà nước sau khi đi học tại nước ngoài cũng không trở về làm việc tại Ngân hàng Nhà nước bởi chế độ lương bổng quá thấp.

Thách thức lớn nhất hiện nay khi hội nhập đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam không phải là vốn điều lệ nhỏ, không phải là công nghệ lạc hậu, số nợ tồn đọng quá lớn... mà chính là các con người đang làm việc tại các ngân hàng và cơ chế khuyến khích họ làm việc.

Vẫn ông Phạm Huy Hùng cho biết: "Quy định về sử dụng lao động không cho phép chúng tôi sa thải những người lao động lười biếng và vi phạm. Trong ngân hàng tình trạng người làm việc tốt cũng chỉ được như những người ngồi chơi khá phổ biến, làm giảm động lực của nhân viên". Ông Phùng Khắc Kế, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam kể một câu chuyện buồn: Khi ông còn làm Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương, một nhân viên tại Hưng Yên vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng nhưng rồi đến 4 năm không thể sa thải được vì nhân viên này "không vi phạm kỷ luật nặng, liên tục trong 30 ngày" như quy định đòi hỏi.

Một Vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước lại kể: Tại một phòng thu đổi ngoại tệ của một ngân hàng quốc doanh lớn, một nhân viên ở đây từ chối đổi ngoại tệ cho khách nước ngoài và nói khách ra phố Hà Trung đổi sẽ có lợi hơn. Khi được hỏi, nhân viên này trả lời: "Bọn em thu đổi nhiều hơn thì lương vẫn thế, có thay đổi gì đâu, không khéo lại dính "đô" giả, phải đền bù thì làm cả năm cũng không đủ tiền". Ông kết luận: "Cơ chế làm việc hiện nay không những không khuyến khích nhân tài làm việc mà còn làm cho những người giỏi có kiến thức và nhiệt tình cứ thui chột dần. Với tình hình như vậy thì các ngân hàng Việt Nam liệu có đủ sức để đấu với các ngân hàng nước ngoài hay không?".

Ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược và Phát triển ngân hàng nhận xét: "Đằng sau việc sử dụng nhân lực không có hiệu quả và cơ chế khuyến khích làm việc không tốt là những vấn đề lớn hơn rất nhiều. Nó không đơn thuần chỉ là một vấn đề kinh tế nên không thể dùng các biện pháp kinh tế để giải quyết".

(Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,