221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
581668
Thị trường chứng khoán Hà Nội sẽ "vượt" TP.HCM?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Thị trường chứng khoán Hà Nội sẽ 'vượt' TP.HCM?
,

(VietNamNet) - Các chuyên gia đang có những dự báo cho rằng Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK Hà Nội) có thể sẽ sôi động hơn cả Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) với hàng ngàn cổ phiếu.

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào Nhà máy Thiết bị Bưu điện được tổ chức sáng nay (23/2), ông Trần Việt Anh, Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) - đã đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đấu giá qua TTGDCK Hà Nội. Ông Việt Anh cho rằng: "Nếu như định hướng việc bán đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp cổ phần hóa (CPH) cũng như việc giao dịch thị trường phi tập trung ở Hà Nội được làm tốt, thì theo tôi, với một thị trường không niêm yết (thị trường OTC) rộng lớn đến hàng ngàn cổ phiếu như hiện nay, có lẽ mức độ sôi động của TTGDCK Hà Nội sẽ lớn hơn cả TTGDCK TP.HCM trong một vài năm đầu".

TTCK Việt Nam sẽ bớt dần đi cảnh "đìu hiu chợ chiều" (Ảnh: Nguyên Vũ)

Ông này cho rằng, việc TTGDCK Hà Nội cho phép bỏ tới 5 mức giá khi đấu thầu đã tạo yên tâm cao cho nhà đầu tư về mức giá mình có thể tham gia và có thể trúng thầu. Đây chính là sự tạo điều kiện một cách hấp dẫn nhất trong một phiên đấu giá. Thường thì các cuộc đấu giá trước đây chỉ cho bỏ phiếu 1 giá hoặc nhiều nhất là 2 mức giá.

Với tư cách một tổ chức đầu tư, ông Nguyễn Miên Tuấn - Phó Trưởng phòng Kế hoạch và Đầu tư của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) - cũng thừa nhận: "Tôi cho rằng hoạt động của TTGDCK HN bám theo hướng sẽ tổ chức đấu giá cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước CPH và đăng ký giao dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự là một nhu cầu đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Nếu được tổ chức tốt trong việc liên kết, phối hợp với các công ty chứng khoán thì tiềm năng cũng như khả năng sôi động của TTGDCK Hà Nội cũng như TTCK Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều".

Cổ phần hóa: con người quan trọng hơn chính sách

Ông Trần Việt Anh cho rằng, Nghị định 187/CP (về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần) chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình CPH một cách nhanh hơn, bởi đây là một trong các bước hoàn thiện dần khuôn khổ pháp lý cho quá trình này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là ở chính con người tham gia quá trình CPH, đó là cán bộ công nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư... cũng như đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn của các công ty tư vấn, môi giới đầu tư. Những doanh nghiệp lớn, làm ăn tốt được CPH thì sẽ làm cho thị trường cổ phiếu hấp dẫn hơn...

Ông Nguyễn Miên Tuấn cho biết, ông rất quan tâm đến các buổi tiếp xúc trực tiếp như thế này để hiểu rõ hơn các thông tin về doanh nghiệp, tham quan cộng đồng doanh nghiệp và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp mà mình muốn đầu tư. "Là nhà đầu tư, tôi thấy việc đấu giá cổ phần thông qua các TTGDCK như thế này khá công khai, minh bạch và cung cấp cho nhà đầu tư nhiều thông tin hơn. Các quy chế đấu giá tương đối rõ ràng, tạo cho nhà đầu tư nhiều sự lựa chọn hơn. Chẳng hạn như quy định một nhà đầu tư được đặt nhiều bước giá (5 bước giá).

Tôi cho rằng, việc Nhà nước chủ trương CPH các doanh nghiệp trong các tổng công ty lớn, nhất là trong lĩnh vực bưu chính-viễn thông, dầu khí, hàng không, điện lực... là một tín hiệu rất tốt cho thị trường tài chính Việt Nam. Nhà máy Thiết bị Bưu điện cũng là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, tình hình hoạt động qua báo cáo tài chính là khá tốt cũng như triển vọng phát triển của ngành bưu chính-viễn thông Việt Nam, tạo cho doanh nghiệp một tiềm năng khá hấp dẫn đối với giới đầu tư".

DN kỳ vọng nhiều vào đấu giá cổ phần

Trao đổi với các nhà báo, Giám đốc Trần Công Biên của Nhà máy Thiết bị Bưu điện nói: "Là một DN CPH thì điều quan tâm nhất là đảm bảo được lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông. Chúng tôi đang có một phương án CPH trong 5 năm với mục tiêu đảm bảo lợi nhuận và trả cổ tức cũng như phát triển doanh nghiệp: 2005 chi cổ tức 14%, 2006 và 2007 là 15%. Mục tiêu này hài hòa với sự phát triển của doanh nghiệp trên cơ sở hiệu quả của việc đầu tư công nghệ, phù hợp với lợi ích lâu dài của các cổ đông. Chúng tôi rất kỳ vọng vào lần đấu giá cổ phần này vì ngay khi định bán 43 tỷ đồng cổ phần cho cán bộ công nhân viên chức trong nhà máy thì đã bán vượt lên 65 tỷ (đăng ký).

Không chỉ có ông Trần Công Biên, các DN khác như Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Điện lực Khánh Hòa... cũng đang kỳ vọng vào đợt đấu giá trên TTGDCK Hà Nội sắp tới.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,