221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
704568
Giao dịch thoả thuận đang cản trở sàn OTC
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Giao dịch thoả thuận đang cản trở sàn OTC
,

(VietNamNet) - Ra đời gần 2 tháng, nhưng Sàn Chứng khoán thứ cấp (OTC) với loại hình giao dịch thoả thuận đang bộc lộ những điểm yếu cản trở các nhà đầu tư.

Người Việt Nam nghĩ chứng khoán là trò cờ bạc
14/7 khai trương sàn chứng khoán thứ cấp Hà Nội
Chùm ảnh: Sàn chứng khoán thứ cấp vận hành
Sàn chứng khoán thứ cấp mở cửa: những tâm trạng trái ngược!
Bán được hơn 8,3 tỷ đồng qua sàn thứ cấp
Doanh nghiệp e ngại chợ chứng khoán thứ cấp

Hiện trên sàn OTC, lượng mua bán gần như chỉ diễn ra với những người đã có chứng khoán từ khi sàn OTC chưa hoạt động. Anh Nguyễn Văn Hoàng, Luật sư của Văn phòng luật Hà Đăng (Hà Nội)cho biết, sàn OTC không phải không hấp dẫn bởi những cổ phiếu được mua bán rất tiềm năng. Tuy nhiên, với phương thức giao dịch thoả thuận, ai cũng có thể làm giá trên thị trường được.

Dễ lũng đoạn thị trường

Không khó nếu ai đó muốn 'làm giá' một cổ phiếu trên thị trường OTC. Nếu tôi muốn đẩy giá ngày mai lên, tôi sẽ tìm người mua cùng thoả thuận mức giá trần hôm nay, thế là giá tham chiếu ngày mai sẽ bị đẩy lên. Cũng chính vì vậy, nhà đầu tư rất khó có thể biết được giá trị thực của cổ phiếu. Giá cổ phiếu sau khi bị tác động không hoàn toàn phản ánh đúng ý chí của nhà đầu tư trên thị trường. Chính giá tham chiếu cũng không đủ khách quan để làm cơ sở đánh giá thị trường.

Soạn: AM 542493 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bảng giao dịch trực tuyến trên sàn OTC hầu như vắng bóng người theo dõi. (Ảnh: H. Phúc)

"Nếu khớp lệnh liên tục thị trường sẽ hấp dẫn hơn. Nhà quản lý muốn nhà đầu tư quen dần với thị trường OTC nhưng các nhà đầu tư thích ứng rất nhanh và theo tôi, Nhà nước không nên kéo dài việc sử dụng giao dịch thoả thuận thêm nữa", anh Hoàng nói.

Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Bằng - Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước - cho rằng, đã áp dụng phương thức thoả thuận với sàn OTC thì mình phải chấp nhận một số nhược điểm. Nếu muốn chống làm giá phải có những động tác mà nó sẽ hạn chế tính mở của thị trường. So với sàn chứng khoán TP.HCM, OTC vẫn là sản phẩm loại II nên sẽ còn hạn chế. "Việc làm giá sẽ tạo ra giá ảo ban đầu, nhưng chỉ được một thời gian. Dần dần người ta thấy giá đó không phù hợp", ông nói.

Mất thời gian

Một lý do nữa khiến nhà đầu tư và công ty chứng khoán không hào hứng với OTC bởi họ quá mất thời gian trong việc đàm phán lệnh và nhận lệnh khi giao dịch. Nếu như trên thị trường sơ cấp, giao dịch báo giá gần như khớp lệnh liên tục và người mua bán có thể nhìn các thông số là quyết ngay việc mua bán cổ phiếu thì với cách thức thoả thuận, người muốn mua phải tự tìm ra ai muốn bán.

Thoả thuận nghĩa là khi các nhà đầu tư muốn bán chứng khoán, họ phải nhờ công ty chứng khoán viết lệnh lên sàn. Sau đó phải chờ môi giới tìm đối tác. Môi giới phải hỏi ra công ty chứng khoán nào có nhà đầu tư đang muốn mua (hoặc đợi người đến hỏi mua). Môi giới sau đó cũng phải đàm phán với người bán giá người mua muốn. Người mua đồng ý với giá thoả thuận hay không lại qua môi giới báo lại người bán. Cứ thế cho đến lúc nào hai bên cùng thoả mãn với giá mua bán. So với sự biến động của thị trường vốn, thời gian đàm phán để hoàn tất một giao dịch thoả thuận có thể khiến giá cả trên thị trường đã thay đổi.

"Không những mất thời gian, giảm tính thanh khoản, giao dịch thoả thuận khiến cho OTC gần như không có người tạo lập thị trường", V.N - một nhân viên môi giới chứng khoán của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nói.

Ông Vũ Bằng cho biết, sàn OTC trước khi ra đời đã được xây dựng hai hệ thống giao dịch báo giá và thoả thuận. Nhưng sau đó, do chủ trương đưa giao dịch thoả thuận trước, phần mềm được sửa lại. Nếu muốn đưa thêm giao dịch báo giá vào hệ thống sẽ phải mất khoảng 1 đến 1 tháng rưỡi. Nếu không thử nghiệm kỹ sẽ gặp phải tình trạng rối loạn thông số trên thị trường như trường hợp mới đây xảy ra với VN-Index. Ông cũng cho biết rằng, việc sửa đổi phần mềm và đưa giao dịch báo giá lên sàn OTC sẽ được thực hiện sớm trong thời gian tới.

Cần quan tâm hơn tới nhà đầu tư

Nếu nói theo giới tài chính thì Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang "đứng", dường như chờ những bước đi mạnh mẽ hơn. 5 năm đầu đời đã qua, VN-Index lúc lên lúc xuống theo nhịp buồn tẻ, nhưng có không ít nhà đầu tư cá nhân vẫn âm thầm gắn bó với thị trường. Họ là những người vẫn tin tưởng vào sự phát triển tươi mới hơn ở nền kinh tế.

Một nhân viên môi giới chứng khoán đã 3 năm tại Hà Nội cho biết, một ngày anh "tiếp" vài chục người đến tìm hiểu, đăng ký chơi chứng khoán và thực hiện giao dịch với Thị trường. Con số này gần như không hề tăng so với cách đây hơn 1 năm dù có người rút lui và có người gia nhập TTCK. Thế mới hay những người còn bám trụ với thị trường là đáng quý.

Nếu những người nước ngoài không thể ngồi yên khi nhìn đồng vốn của họ nằm một chỗ thì chúng ta lại chưa có thói quen đầu tư. Chứng khoán quá xa lạ với thói quen ăn chắc mặc bền của dân chúng. Thêm vào là định kiến nghĩ xấu về những người buôn bán đầu tư (con buôn). "Có những giai đoạn thị trường xuống thấp khiến không ít nhà đầu tư sau một đêm tỉnh dậy mất thêm vài trăm triệu. Nhưng họ vẫn bám trụ thị trường. Họ phải rất tin vào Thị trường mới đến đây. Họ là những người đi đầu, nhưng lại chưa được chăm sóc", chị H.A - nhân viên môi giới chứng khoán của BVSC nói.

Soạn: AM 542497 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các nhà đầu tư cá nhân trao đổi thông tin tại sàn Bảo Việt. (Ảnh: H.Phúc)

Những điều chưa phù hợp trong cách đối xử với nhà đầu tư, đó là chuyện giới đầu tư gần như không có tiếng nói trên thị trường. Chuyện tuân thủ cơ chế công bố thông tin của các công ty niêm yết ở mình còn nhẹ quá. Thậm chí vẫn có những công ty công bố chậm thông tin mà "vô sự". "Thực sự TTCK của chúng ta quá thiếu thông tin cho giới đầu tư", anh Hoàng nói.

Ông Vũ Bằng - Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước:

Các nhà đầu tư ít trên sàn OTC bởi quy mô thị trường thực ra còn nhỏ. Công ty tham gia thì lớn nhưng số vốn bán ra công chúng lại ít, Nhà nước vẫn nắm phần nhiều. Những công ty bán ra ngoài phần vốn nhiều nhưng lại rất nhỏ.

Nhìn chung, sản phẩm trên thị trường OTC tính thanh khoản thấp hơn và việc đầu tư cũng khó khăn hơn thị trường TP.HCM trong bước đầu. Tôi nghĩ, OTC mới mở được 1 tháng, mình cũng phải nhìn nhận bình tĩnh. Cũng phải tính lên tính xuống và làm dần. Nên cố gắng chịu đựng thêm một thời gian nữa để có những hình thức chỉnh sửa thích hợp.

"Chính vì khách hàng ít khiến hầu hết các công ty chứng khoán Việt Nam, nguồn thu không phải từ phí môi giới chứng khoán. Ngược lại, nó dẫn đến mức phí giao dịch các nhà đầu tư phải trả cho các công ty chứng khoán lên đến 0,4% trên doanh thu. Mua 100 triệu tiền cổ phiếu mà phải mất 400.000 đồng là quá lớn so với mức phí 0,1% ở các nước khác", anh Xuân Sơn, một nhà đầu tư tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhận xét.

Tất cả các nhà đầu tư đều cho rằng, điều họ ngại nhất là thời gian thanh toán của TTCK Việt Nam lên tới T+3 (3 ngày sau khi lệnh mua bán chứng khoán có hiệu lực, chứng khoán mới về tài khoản, không tính ngày nghỉ). "Nếu vì không quản lý được mà cấm thì TTCK biết bao giờ mới thoát khỏi kiếp loài rùa", anh Sơn bức xúc.

Để cải thiện danh sách những nhà đầu tư quần chúng, còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy "con rùa chứng khoán". Chỉ số VN-Index cần được phổ biến hơn và thân thiện hơn với công chúng. Ngọc Vân, một nhân viên môi giới chứng khoán, cho rằng việc đơn giản nhất có thể làm trước mắt là đưa chỉ số VN-Index vào các bản tin thời sự trên truyền hình.

Vẫn còn khoảng cách giữa nhà hành chính và nhà đầu tư. Điều đó khiến các nhà đầu tư cho rằng OTC vẫn bị khống chế bởi những nhược điểm cố hữu: hàng hoá thiếu và yếu, cơ chế hấp dẫn nhưng người tham gia chưa thấy "mùi" kinh doanh.

Chính vì thế, không ít người kỳ vọng rằng Luật Chứng khoán (đang soạn thảo) khi ra đời sẽ có những điều khoản tích cực, tăng tính thanh khoản cho cả thị trường sơ và thứ cấp.

  • Hồng Phúc

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,