Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương: Bước đệm cho công nghiệp ĐBSCL
Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương vừa giúp giải bài toàn thiếu năng lượng vừa là bước đệm quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp ĐBSCL.
>> Xây nhà máy nhiệt điện giống… công viên
>> Chở đá lấp biển, xây dựng nhà máy nhiệt điện xanh
Mỗi khi nhắc đến Kiên Lương người ta chỉ nghĩ đến đây là nơi đặt nhà máy xi măng Hà Tiên và là vùng đất nằm cạnh danh thắng Hà Tiên nổi tiếng. Nhưng những ngày gần đây, Kiên Lương đang có sự chuyển động lớn lao. Dự án nhiệt điện Kiên Lương đã và đang thúc đẩy sự phát triển của vùng đất heo hút nơi biển Tây Nam đất nước.
![]() |
Một đoạn đê bao chắn sóng ngoài khơi. |
Theo ông Bùi Ngọc Sương, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang: “Dự án nhiệt điện Kiên Lương và cảng Nam Du không chỉ đáp ứng nhu cầu phụ tải đang gia tăng mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo Kiên Giang, tạo nên sức hấp dẫn mới của Kiên Giang trước các nhà đầu tư. Hơn nữa, nó sẽ hình thành sự liên kết với các trung tâm kinh tế khác, tạo bước đệm cho công nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phát triển”.
Bên cạnh đó, tính khả thi của dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương dựa trên cơ sở xây dựng cảng biển nước sâu Nam Du, nằm trong vịnh Kiên Giang, cách bờ biển An Biên (Kiên Giang) 54 km. Sau khi xây dựng, cảng biển nước sâu này ngoài ngoài nhiệm vụ trung chuyển than cung cấp cho các nhà máy điện tại miền Nam sẽ đảm đương trọng trách giúp cho cả Đồng bằng sông cửu Long xuất khẩu gạo và nhập máy móc thiêt bị, phân bón… Điều này sẽ giảm bớt chi phí trung chuyển các mặt hàng này qua Tp. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, làm giá thành hạ.
![]() |
Thi công đê bao chắn sóng ngoài khơi. |
Theo kế hoạch, đến năm 2013 -2014, dòng điện từ nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 sẽ chính thức hòa vào lưới điện quốc giá. Với công suất 4.400 Mkw, Kiên Lương 1 sẽ “giải vây” cho “mặt trận” ở cho khu vực phía Nam đất nước.
Ông Trương Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang đánh giá: “Có thể khẳng định rằng dự án này có ý nghĩa hết sức to lớn không riêng gì với tỉnh Kiên Giang mà với cả khu vực ĐBSCL. Tình hình thiếu điện tiêu dùng và điện sản xuất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Công trình quốc gia khí - điện - đạm Cà Mau với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD; 2 nhà máy điện Cà Mau (1 và 2) tổng công suất là 1500 MW; Bộ Công Thương quy hoạch Trung tâm điện lực Ô Môn gồm 4 nhà máy nhiệt điện tổng công suất 2640 MW (tổng đầu tư 2 tỷ USD) vẫn chưa thể giúp ĐBSCL thoát khỏi nguy cơ thiếu năng lượng. Với công suất 4.400 MW, Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương sẽ góp phần giải bài toán thiếu năng lượng đang cận kề.
Bên cạnh xây dựng nhà máy nhiệt điện, 2 dự án khu công nghiệp (2.400 ha), khu đô thị (2.000 ha), cảng trung chuyển nước sâu tại quần đảo Nam Du cũng được triển khai sẽ cải tạo kết cấu hạ tầng vốn yếu kém của vùng.”
-
Diệu Minh - Khánh Ly