,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
23478
Nguy cơ chiến tranh tạm lui, chứng khoán Mỹ, Âu khởi sắc
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Nguy cơ chiến tranh tạm lui, chứng khoán Mỹ, Âu khởi sắc

Cập nhật lúc 11:09, Thứ Bảy, 22/02/2003 (GMT+7)
,

Khi nguy cơ chiến tranh dường như chưa thể xảy ra trong vài tuần tới, hôm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu đã liên tục tăng giá. Nhưng các chỉ số chứng khoán châu Á đều đi xuống do sự rớt giá trên thị trường Mỹ hôm trước, đặc biệt là chỉ số chứng khoán Nhật Bản.

Nói chung, thị trường chứng khoán thế giới sẽ tiếp tục hoạt động theo hướng thụt lùi.

Theo số liệu mới nhất, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 103,15 điểm, hay 1,30%, đạt 8.018,11 điểm vào phiên cuối cùng trong ngày. Trong cả ngày hôm qua, chỉ số Dow Jones liên tục giao động trong phạm vi 185 điểm. Chỉ số Standard & Poor's 500 cũng tăng 11,07 điểm, tương đương với 1,32%, đạt 848,17 điểm, sau khi rơi xuống mức 831,48 trong các phiên giao dịch buổi sáng. Chỉ số công nghệ Nasdaq ăn 17,79 điểm, hay 1,34%, đóng cửa đạt 1.349,02 điểm.

Tại thị trường NYSE, cứ 22 loại cổ phiếu tăng giá thì có 9 loại mất giá. Tại thị trường Nasdaq, tỷ lệ này nhỏ hơn và chỉ đạt 20:12. Khoảng 1,37 tỷ cổ phiếu được trao tay tại Big Board (thị trường NYSE). Trong khi đó, số cổ phiếu giao dịch tại Nasdaq đạt xấp xỉ 1,32 tỷ cổ phiếu.

Trong cả tuần qua, chỉ số Dow Jones ăn 1,38%. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp chỉ số Dow Jones kết thúc tuần với số điểm cao hơn. Chỉ số Standard & Poor's 500 tăng 1,59%. Nasdaq tăng 2,96%.

Khi xảy ra vụ nổ lớn ở một nhà máy lọc dầu của Exxon Mobil - hãng dầu lửa lớn nhất thế giới - tại thành phố New York vào 10h10' sáng qua (tức 10h10' tối qua giờ Hà Nội) thì giá cổ phiếu tụt giảm mạnh. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư nhận được nguồn tin rằng, vụ nổ đó chỉ là một tai nạn, chứ không phải khủng bố thì các cổ phiếu tăng giá trở lại.

Tại châu Âu, hầu hết các thị trường chứng khoán ở khu vực này đều đóng cửa với mức giá cao hơn. Trong đó, giá cổ phiếu của các hãng sản xuất ôtô tăng mạnh nhất. Chỉ số 300 công ty hàng đầu châu Âu, FTSE Eurotop 300, tăng 0,9%, đạt 786,5 điểm. Trong cả tuần qua, chỉ số này tăng khoảng 6%. Chỉ số DJ Euro Stoxx 50 cũng đạt khoảng 2.204 điểm, tăng 1,4%.

Tại châu Á, do thị trường chứng khoán Mỹ mất giá liên tục trong 2 ngày 20 và 21 vừa qua nên các chỉ số chứng khoán châu Á đều rớt giá theo. Rơi nhanh nhất là chỉ số Nikkei 225, giảm 1,59% và chỉ đạt 8.513,54 điểm. Chỉ số Topix đứng ở mức 840,11 điểm, giảm 1,09%. 

Kế đến là các chỉ số Hang Seng, giảm 1,49%, đạt 9.250,86 điểm. Kospi mất 0,32%, đạt 603,60 điểm. Chỉ số Taiex mất 0,05%, đứng ở mức 4.548,35 điểm.

Tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 tăng nhẹ nhưng tổng giá trị của các chứng khoán vẫn đứng ở mức thấp và chỉ cao hơn 3% so với ngày 14/2, khi thị trường S&P/ASX200 rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi thị trường chứng khoán này được khai sinh năm 2000.

Cho dù thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong tuần tới thì nguy cơ chiến tranh ở Iraq do Mỹ, Anh phát động vẫn đang đè nặng lên các thị trường. Ông Florian van Laar, nhà quản lý chứng khoán tại công ty Eureffect khẳng định, ''những tin đồn về khả năng chiến tranh ở Iraq càng kéo dài thì các nhà đầu tư càng lo lắng. Nói chung, các thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục hoạt động theo hướng thụt lùi''. 

Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld tuyên bố, hơn 150.000 quân Mỹ đã sẵn sàng để xâm lược Baghdad nếu Washington quyết định tấn công. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ dường như sẽ cho phép Mỹ và NATO sử dụng lãnh thổ làm bàn đạp cho cuộc chiến. Mặc dù, trước đó Tổng thư ký NATO Robertson khẳng định, việc triển khai quân và hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bảo vệ nước này mà thôi.

Giá dầu thô lại tăng mạnh, giá dầu brent đạt 31,97 USD/thùng, tăng 41 xu, giá dầu tại New York đứng ở mức 35,21 USD/thùng, tăng 47 xu.

(Anh Đức - Theo Reuters, CNN, Gulf Daily News)

,
,