,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
23122
Mỹ: Năm 2002, thâm hụt thương mại tăng vọt
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Mỹ: Năm 2002, thâm hụt thương mại tăng vọt

Cập nhật lúc 08:21, Thứ Hai, 24/02/2003 (GMT+7)
,

Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết, năm 2002, mức thâm hụt thương mại của Mỹ tăng vọt lên mức cao kỷ lục 435,2 tỷ USD. Nền kinh tế toàn cầu suy yếu đã đẩy kim ngạch xuất khẩu của nước này suy giảm nghiêm trọng trong năm thứ 2 liên tiếp.

Đặc phái viên về vấn đề thương mại Mỹ, ông Zoellick. 

Năm 2002, thâm hụt thương mại tăng 21,5% so với năm 2001 (358,3 tỷ USD) và vượt qua mức thâm hụt kỷ lục trước đó của năm 2000 là 378,6 tỷ USD.

Xét theo nước, trong cả 3 năm qua, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản đều tăng mạnh. Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với nước này cũng đứng ở mức cao nhất, nhập siêu 103,1 tỷ USD trong năm 2002. Tiếp theo là Nhật Bản, 70,1 tỷ USD.

Tổng thống Bush thừa nhận rằng chỉ có thoả thuận tự do mậu dịch thì mức thâm hụt thương mại của nước này mới suy giảm bởi hàng hoá của Mỹ sẽ dễ tiếp cận với các thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, mức thâm hụt thương mại kỷ lục năm 2002 được coi là một bằng chứng cho thấy các chính sách thương mại tự do của ông Bush vẫn chưa hoạt động. Thậm chí, trên thực tế, chúng làm cho số người thất nghiệp ở trong nước tăng lên.

Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên các doanh nghiệp sản xuất Mỹ hy vọng chính phủ ông Bush từ bỏ chính sách đồng USD mạnh. Họ cho rằng đồng USD ''quá nóng'' sẽ đẩy hàng hoá của họ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, trong khi thị trường trong nước lại bị mất do nhiều hàng hoá rẻ tiền hơn được nhập khẩu vào trong nước.

Bộ trưởng Tài chính John Snow, người vừa khẳng định sẽ không thay đổi chính sách đồng USD mạnh'', cho báo giới biết, ông sẽ thúc giục Nhật Bản và châu Âu áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo các nhà phân tích, USD đã giảm 12% giá trị trong 12 tháng qua do sức ép của thị trường. Ông Jasinowski khẳng định sự suy yếu đó sẽ giúp Mỹ dễ dàng xuất khẩu hàng hoá trong năm tới.

Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Mỹ giảm 2,5%, khoảng 973 tỷ USD. Điều này phản ánh sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu và giá trị của USD cao. Đầu tư ra nước ngoài cũng giảm tương đương mức năm 1998.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng 3,8%, đạt 1,41 nghìn tỷ USD, trong đó ôtô và hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất.

(Anh Đức - Theo Reuters)

,
,