Singapore: khai thác hiệu quả 'mỏ vàng' thuốc Đông y
Singapore nổi tiếng với sản phẩm du lịch chữa bệnh độc đáo, nhưng ít ai biết, để có ngành y tế phát triển như vậy họ đã quyết tâm tập trung đầu tư cho y tế, đặc biệt là Đông y vô cùng bài bản.
Đông y được coi là một trụ cột lớn trong nền kinh tế của đảo quốc sư tử. Mỗi năm có khoảng 150.000 bệnh nhân trên thế giới đến Singapore chữa bệnh. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore ông George Yeo phát biểu tại Lễ khai trương cơ sở sản xuất của GlaxoSmithKline cho biết, ông hy vọng đến cuối 2004, ngành Đông y sẽ thu được khoảng 7 tỷ USD và hoàn thành mục tiêu đến 2010 sẽ đạt doanh thu 11,7 tỷ USD.
Đầu tư lớn cho nghiên cứu phát triển (D&R)
GlaxoSmithKline cho đến nay đã đầu tư 588 triệu USD vào Singapore và dự định sẽ mở rộng nhà máy hiện nay của mình bằng cách rót thêm 59 triệu USD thúc đẩy hoạt động sản xuất, cho ra đời loại thuốc hữu hiệu chữa bệnh hen suyễn. Họ cũng đặt kế hoạch bỏ 29 triệu USD xây dựng trung tâm công nghệ vào năm tới để tăng cường sợi dây liên kết giữa nghiên cứu, phát triển và sản xuất.
Singapore tập trung khuyến khích phát triển "công nghiệp" Đông y thành một trụ cột kinh tế từ đầu những năm 1990. Tiến sĩ David Pulman, Giám đốc phụ trách sản xuất cung ứng của GlaxoSmithKline cho rằng, Singapore là một trong những trung tâm lý tưởng ở châu Á, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho các công ty sản xuất thuốc Đông y và công nghệ sinh học đặt cơ sở hoạt động. "Theo tôi rất nhiều công ty dược phẩm đang bắt đầu quan tâm tới triển vọng nghiên cứu và phát triển (D&R) ở Singapore, cho dù ở khía cạnh khám chữa bệnh hay phát triển dịch vụ y tế do hệ thống giáo dục ở đây đang phát triển. Có nhiều lao động tốt, được đào tạo bài bản. Trung tâm nghiên cứu Đông y Biopolis của Singapore sở hữu rất nhiều phương tiện máy móc hiện đại - yếu tố đặc biệt quan trọng trong công tác D&R", ông nói.
Chính phủ Singapore xây dụng Biopolis tháng 10 năm ngoái, nhằm phát triển hơn nữa ngành Đông y và khoa học phục vụ đời sống. Trung tâm này rộng 185.000m2, bao gồm các khu nhà dành cho nghiên cứu Đông y và các công ty công nghệ sinh học. Hiện nay, có hơn 90 công ty sản xuất dược phẩm và sản phẩm công nghệ sinh học ở Singapore, một số đã bắt đầu đầu tư cho D&R tại Biopolis. Novartis, một công ty dược phẩm toàn cầu cũng vừa xây dựng một trung tâm D&R ở Sinpapore và trở thành công ty đầu tiên đầu tư cho D&R ở khu vực châu Á Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản.
Tham vọng thành trung tâm Đông y hàng đầu thế giới
Theo IDC - tập đoàn nghiên cứu thị trường quốc tế, Chính phủ Singapore đặt kế hoạch biến Singapore trở thành một điểm đến cho hoạt động sản xuất nghiên cứu khoa học phục vụ cuộc sống mang tầm cỡ thế giới. Đến năm 2005, họ dự định cung cấp cơ sở hạ tầng cho 15 công ty hàng đầu thế giới và trở thành trung tâm chữa bệnh, thực nghiệm thuốc hàng đầu.
Công ty IBM gần đây tập trung phát triển hệ thống phân tích thông tin, theo đó cung cấp cho quá trình chuẩn đoán thông thường những phân tích kỹ càng hơn nhờ công cụ tổng hợp, quản lý và phân tích thông tin được vi tính hoá. Điều này giúp bác sĩ có chuẩn đoán chính xác hơn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Sở dĩ IBM bị Singapore thu hút là do hòn đảo đa sắc tộc này rất giỏi thu hút và tạo động lực cho những nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới - một việc làm vô cùng cần thiết trong khi Hồng Kông và Đài Loan có phần xem nhẹ.
Singapore bắt đầu nhìn thấy những dấu ấn công nghệ sinh học để lại trên nền kinh tế nước mình. Ủy ban phát triển kinh tế Singapore gần đây tuyên bố, tổng sản lượng trong tháng 4 tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái phần lớn nhờ khối lượng sản phẩm Đông y và điện tử cao hơn nhiều. Ngành sản xuất Đông y (bao gồm cả dược phẩm và thiết bị y tế) tăng gần 89,8% trong khi con số này của toàn bộ khu vực sản xuất là 12,9%. Đó quả là một bước khởi đầu không tồi.
Singapore: làm giật mình nhiều láng giềng Đông Nam Á
Những công việc và bước tiến mà nước này đã hoàn thành vượt xa các nước khác trong khu vực. Mặc dù Malaysia, Đài Loan và thậm chí Hồng Kông đều đặt quyết tâm cao nhưng họ vẫn chưa thể vượt qua được đầu tầu Singapore. Bí quyết nằm ở chỗ chính sách và khả năng linh hoạt của họ khuyến khích ngành đông y phát triển bằng nguồn vốn Chính phủ và vốn mạo hiểm. Quyết định "nhập cuộc" sớm của Singapore đã phát huy tác dụng, ông Patrick Sharma - kỹ sư sinh học của Anh nhận xét.
Cách đây 4 năm, chính quyền Đài Loan đưa ra bản kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD vực dậy ngành công nghệ sinh học và Đông y của mình. Lúc đó người ta quyết định lấy một phần số tiền này đầu tư vào công nghệ sinh học ở nước ngoài, phần còn lại sẽ dùng để phát triển 100-300 công ty mới ở Đài Loan. Chính phủ Đài Loan hy vọng đến hết năm 2010 ngành công nghệ sinh học ở vùng lãnh thổ này sẽ đủ khả năng hỗ trợ cho 500 công ty liên quan đến công nghệ sinh học. Mục tiêu này giờ đây bị chững lại và giới phân tích cho rằng, có thể mất nhiều thời gian nữa người ta mới nhận thấy việc cung cấp tài chính cho nghiên cứu tại các trường đại học và giúp chuyên gia nghiên cứu bảo vệ bản quyền của mình chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu tại bậc Đại học được coi là xương sống của nghiên cứu và phát triển ở châu Âu và Mỹ.
Tại những nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia họ mới nhận ra tiềm năng của ngành Đông y. Nhiều quỹ trị giá hàng tỷ USD đang rót vào lĩnh vực đặc biệt này, trong khi đó người ta mới công bố vài sáng kiến Chính phủ nhằm phát triển cơ cấu non nớt của ngành Đông y nước này. Malaysia năm ngoái đã đề xuất thành lập Biovalley (thung lũng công nghệ sinh học) và Chính phủ cũng cam kết chi đến 27 triệu USD xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời một quỹ đầu tư mạo hiểm khác của Springhill Bioventures (Anh) cũng lập quỹ trị giá 30 triệu USD hỗ trợ Malaysia thực hiện mục tiêu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và Đông y.
-
Cẩm Tú - Tổng hợp