,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
674442
Giá dầu trên 60 USD/thùng sẽ gây ra điều gì?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Giá dầu trên 60 USD/thùng sẽ gây ra điều gì?

Cập nhật lúc 11:32, Thứ Hai, 27/06/2005 (GMT+7)
,

Nhiều thập kỷ qua, giá dầu thường tăng theo chu kỳ mang tính truyền thống, nhưng nay, diễn biến giá dầu rất phức tạp và khó dự đoán.

Cụ thể, giá dầu lên mức 60,45 USD/thùng và điều quan trọng là các nhà buôn dầu khẳng định giá sẽ tiếp tục tăng trong tuần này.

Giá dầu thô cùng các sản phẩm của nó có vị trí hết sức quan trọng. Mức độ ảnh hưởng của dạng năng lượng này, theo dự báo của Tổ chức Năng lượng thế giới (IEA) còn kéo dài trong thế kỷ XXI. Giá dầu vẫn cứ là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng. Khi giá dầu lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nước nhập khẩu dầu và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho thương mại quốc tế và đầu tư suy giảm.

Soạn: AM 459679 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hiện nay, diễn biến giá dầu rất phức tạp và rất khó dự đoán.

Những nguyên nhân chính

- Nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh. Cùng với việc tăng trưởng, thì nhu cầu sử dụng dầu thô cũng tăng theo; đặc biệt là nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ, trong đó, Trung Quốc chiếm đến 40% lượng dầu tăng của cả thế giới. Năm 2003, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về nhu cầu sử dụng dầu và trở thành nước thứ hai tiêu thụ dầu thô trên thế giới, sau Mỹ. Ảnh hưởng của “nhân tố Trung Quốc” trên thị trường tiêu thụ dầu thô tương đối lớn.

- Từ năm 2003, Mỹ đã tăng mức dự trữ dầu thô chiến lược lên đến 700 triệu thùng; cũng làm cho nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới tăng thêm.

- Hiện nay, do giá dầu tăng mạnh, việc dự báo nhu cầu theo những quy luật thông thường tỏ ra không còn phù hợp. Nhiều thập kỷ qua, giá dầu thường tăng vào dịp mùa đông mang tính truyền thống, nhưng hiện nay, diễn biến giá dầu rất phức tạp và rất khó dự đoán. Ngay cả khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) quyết định tăng sản lượng thì giá dầu cũng không vì thế mà giảm.

Giá dầu trên 60 USD/thùng thực sự nói lên điều gì?

Cuối năm 1973, khi cuộc chiến Ảrập - Israel bắt đầu, các nước Ảrập - chiếm đa số trong OPEC áp đặt lệnh cấm cung cấp dầu cho Mỹ. Giá dầu ngay lập tức tăng từ 3 USD/thùng lên 11 USD/thùng vào đầu năm 1974.
Năm 1974, Mỹ buộc phải thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng. Lệnh giới hạn tốc độ dưới 89 km/h được áp dụng trên toàn quốc để đỡ tốn xăng. Cho tới năm 1987, giới hạn này mới được nâng lên 104 km/h. Tới năm 1995, lệnh giới hạn tốc độ mới được dỡ bỏ.

60 USD là mức quá cao đối với một thùng dầu, bởi trước hết, nó cao gấp đôi mức giá cách đây chỉ 4 năm. Mức giá này còn cao hơn nhiều lần so với giá của những năm 1980 và 1970, khi các cuộc chiến và nội chiến luôn đe doạ các giếng dầu ở xứ sở Trung Đông.

Tác động đầu tiên và lớn nhất chính là lên người tiêu dùng bình thường. Giá dầu lên ngay lập tức làm thay đổi giá xăng dầu, gas và khí đốt - những thứ không thể thiếu đối với cuộc sống gia đình, đặc biệt ở các đô thị. Giờ đây, phương tiện đi lại của mỗi người thực sự là một áp lực cho người sử dụng.

Nhưng kể cả những người không đi xe, không trực tiếp dùng tới xăng dầu, gas và khí đốt cũng phải chịu tác động lớn. Giá xăng dầu tăng đương nhiên dẫn tới chi phí kinh doanh tăng, lợi nhuận giảm. Và gánh nặng đó chỉ đổ lên vai người tiêu dùng cuối cùng.

Nạn thất nghiệp sẽ gia tăng, tệ nạn và tội phạm tăng đột biến, bởi các công ty sẽ cắt giảm nhân công hàng loạt và nhiều người tự nghèo đi hoặc bị phá sản qua vài phiên giao dịch dầu kiểu như vừa qua.

Doanh nghiệp làm gì để tự vệ?

Một số công ty tự vệ bằng nhiều phương pháp và chiến thuật khác nhau. Một số có tiềm lực tài chính sẽ bỏ tiền mua xăng dầu khối lượng lớn để trữ dùng trong một thời gian nhất định ở một mức giá họ cho là hợp lý.

Các công ty nhỏ khó làm được điều đó và họ thường phải chịu đựng hậu quả của việc tăng giá liên tiếp, đồng thời trông chờ vào ngày giá hạ hoặc trợ cấp từ Chính phủ.

Chỉ có những công ty lọc dầu như BP hay Shell là hưởng lợi lớn từ những đợt tăng giá dầu kiểu này.

Hậu quả với kinh tế thế giới ra sao?

Giá dầu quá cao là điều không có lợi cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với những nước nhập khẩu nhiều dầu như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và những nước chủ yếu dùng dầu từ nước ngoài như Nhật Bản hay Đức.

Giá dầu cao, người tiêu dùng trở nên cẩn trọng hơn và tính toán chi ly hơn trong từng mục chi tiêu. Các nước sẽ xuất được ít hàng hơn do nhu cầu giảm.

Giá các mặt hàng chính do dầu mà gia tăng sẽ khiến mức lương trả cho nhân công buộc phải nâng lên. Do đó, lạm phát tăng đi đôi với nạn thất nghiệp sẽ đe doạ khá lâu dài mỗi nền kinh tế.

Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng khai thác mới đạt vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã đạt hơn hai chục triệu tấn. Công việc khai thác dầu đã từng bước được hoàn thiện. Tuy vậy, một số block có triển vọng và phát hiện dầu khí vẫn chưa được đầu tư một cách thỏa đáng để khai thác trong những thập kỷ tới.

Ở Việt Nam, được biết, sớm muộn gì cũng phải buông giá xăng dầu bởi theo quan chức Bộ Tài chính, nếu giữ giá xăng dầu bán lẻ như hiện nay, ước tính ngân sách Nhà nước sẽ phải bù lỗ khoảng 12.352 tỷ đồng. Nếu VN để thả nổi giá thì giá xăng sẽ tăng từ 9.000 đồng/lít đến 10.000 đồng/lít.

Sự việc sẽ tồi tệ đến đâu?

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hậu quả của giá dầu cao không đến nỗi kinh hoàng như vậy. Theo họ, nền kinh tế châu Âu và Nhật Bản sẽ chịu ảnh hưởng của giá dầu cao hiện nay và thời gian tới, song việc đồng euro và đồng yên mạnh hơn so với đồng USD sẽ làm giảm đi phần nào tác động.

Đồng thời, nhiều nước đã có biện pháp sử dụng hiệu quả hơn, liên tục tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiều nước thậm chí có thể chấm dứt tình trạng quá phục thuộc vào dầu nhờ biện pháp đó.

Giá dầu tăng còn có thể làm tăng đầu tư trên nhiều lĩnh vực ở một số nước nhất định, những nước xuất dầu hoặc ít nhập dầu.

Tuy vậy, tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu mới là câu hỏi lớn nhất và hiện chưa có lời giải.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

Khi nào phải buông giá xăng dầu?
Nếu giữ giá xăng dầu bán lẻ như hiện nay, ước tính ngân sách phải bù lỗ khoảng 12.352 tỉ đồng. Do vậy, sớm muộn gì cũng phải buông giá xăng dầu.

 

 

Giá dầu vượt mức 60 USD/thùng
Giá dầu lên mức 60,45 USD/thùng và các nhà buôn dầu khẳng định giá sẽ tiếp tục 

 

Giá dầu tăng trở lại do căng thẳng nguồn cung
Giá dầu lên mức 59,70 USD/thùng trên thị trường New York. Như vậy, giá đã tăng tới 57

 

 

Trung Quốc muốn mua hãng dầu Mỹ với giá 18,5 tỷ USD
Hãng dầu lớn thứ ba Trung Quốc đã quyết định bỏ ra khoản tiền 18,5 tỷ USD để mua lại Tập đoàn dầu lửa khí đốt Unocal của Mỹ.

 

 

Giá dầu giảm sau mấy ngày "điên loạn"
Giá dầu đã giảm xuống chiều qua khi có tin OPEC sẽ buộc phải tăng sản lượng tới mức có thể trong thời gian tới.

 

 

,
,