,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
638308
2005: Thặng dư của Trung Quốc có thể vượt 70 tỷ USD
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

2005: Thặng dư của Trung Quốc có thể vượt 70 tỷ USD

Cập nhật lúc 15:42, Thứ Năm, 07/07/2005 (GMT+7)
,

Theo dự báo của Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra hôm nay (7/7), thặng dư trong buôn bán trên phạm vi toàn cầu của nước này sẽ đạt hơn 70 tỷ USD.

Mức này cao hơn hai lần so với mức 32 tỷ USD của năm ngoái. 70 tỷ USD là con số đáng kể, khi biết rằng Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của một nước đang phát triển như Việt Nam là hơn 40 tỷ USD/năm, của Phillipines là hơn 80 tỷ USD/năm. 

Trong con số khổng lồ này của ngành thương mại TQ , thặng dư với Mỹ đang và sẽ là cao nhất.

Soạn: AM 472955 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một chuyến tàu chở hàng TQ xuất cảng.

Theo những số liệu phân tích của Công ty Dịch vụ thông tin thương mại toàn cầu ở Columbia, South Carolia, cán cân thương mại của Trung Quốc đối với Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc cũng như nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ tiếp tục thâm hụt lớn. Tuy nhiên, thặng dư thương mại của nước này đối với Hoa Kỳ và châu Âu lại tăng lên nhanh chóng.

Điều đáng quan tâm là Trung Quốc đạt tỷ lệ tăng trưởng cao về xuất khẩu như vậy bất chấp chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát vĩ mô để giảm nhiệt nền kinh tế suốt nhiều tháng qua.

Xuất tăng ngày càng tăng, nhập hạn chế

Xuất khẩu Trung Quốc tăng trong các tháng đầu năm 2005 chủ yếu nhờ doanh số quần áo, đồ điện tử và máy móc xuất sang Mỹ và châu Âu tăng đột biến.

Xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục như trên một phần do hưởng lợi từ các yếu tố liên quan trên thị trường thế giới. Đó là việc đồng nhân dân tệ (NDT) vẫn ở giá thấp so với các ngoại tệ mạnh như USD, euro hay yên Nhật. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp tự thân vận động để thích ứng với nền kinh tế đang hội nhập cũng là yếu tố quan trọng kích thích xuất khẩu Trung Quốc.

Trong khi xuất khẩu tăng mạnh, nhập khẩu Trung Quốc đã nguội dần trong thời gian qua, khi Chính phủ hạn chế đầu tư vào các nghành công nghiệp có thể làm nền kinh tế nước này quá nóng như sản xuất thép, xi-măng hay đầu tư bất động sản.

Xuất khẩu thực sự đã trở thành động lực phát triển cho nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc trong nhiều năm qua. Theo thống kê từ Chính phủ, trong thời gian từ 1978 tới 2004, thị phần của nước này trên thị trường thế giới liên tục đạt mức tăng trưởng cao. Năm ngoái, họ đã trở thành nước xuất nhập khẩu  lớn thứ 3 thế giới, với có tỷ trọng ngoại thương trong tổng GDP lên tới 30%.

Nhiều cường quốc lo lắng

Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2001. Song song đó, nước này từng bước mở cửa nền kinh tế trong các lĩnh vực nội và ngoại thương, ngân hàng, bảo hiểm, an ninh, viễn thông, du lịch, dịch vụ trung gian v.v… và khuyến khích đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghiệp bảo vệ môi trường, công nghệ mới và kỹ thuật cao.

Ngoài ra, Trung Quốc còn thúc đẩy các doanh nghiệp kỹ thuật cao của họ đầu tư và hoạt động trên thị trường nước ngoài và họ cũng tăng cường quan hệ thương mại, kinh tế và hợp tác với các nước khác.

Nhiều cường quốc kinh tế hiện nay bắt đầu lo lắng và đưa ra những điều kiện nhất định để ép TQ tự hạn chế thâm hụt cho đối tác. Tổng thống Bush, các quan chức của Liên minh châu Âu và cả Ngân hàng Thế giới đều đã kêu gọi Trung Quốc thả nổi đồng NDT, vốn gắn chặt với đồng đôla Mỹ. Các chuyên gia kinh tế và thương mại hy vọng động thái này sẽ làm giảm bớt thặng dư thương mại của Trung Quốc.

Trước tình hình đó, nhiều chiến lược gia kinh tế đang đề nghị Chính phủ TQ tăng cường nhập khẩu để cân bằng hơn cán cân thương mại, tránh để các đối tác quá lo lắng và tìm cách ngăn cản.

  • Nhật Vy (Theo CRI, THX, China Daily)

,
,