,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
698410
Huyền thoại Alan Greenspan trước khi rời đỉnh cao
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Huyền thoại Alan Greenspan trước khi rời đỉnh cao

Cập nhật lúc 13:55, Thứ Bảy, 27/08/2005 (GMT+7)
,

Alan Greenspan, người đảm nhận chức vị Giám đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) 18 năm qua, đang trải qua những ngày cuối cùng của sự nghiệp và đó chính là lúc người ta cùng ông nhìn lại gần 2 thập kỷ huyền thoại ấy.

Cuối tuần này, theo chế độ phép hàng năm, ông sẽ tạm thời xa rời công việc ít ngày ở khu nghỉ dưỡng Rocky Mountains dành riêng cho những ông chủ nhà băng Mỹ ở Jackson Hole, Wyoming. Điều đáng nói, đây là kỳ nghỉ phép cuối cùng của con người có quyền lực đặc biệt này.

Soạn: AM 526709 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Những dấu ấn không thể nào quên

Vị giám đốc 79 tuổi sẽ nghỉ hưu vào tháng 1/2006 khi nhiệm kỳ kết thúc. Trước khi tới khu nghỉ dưỡng cuối tuần này, ông sẽ phát biểu đôi lời về quá trình đảm nhận cương vị này, một cương vị được bắt đầu từ ngày 11/8/1987, chỉ hai tháng trước khi "Ngày thứ hai đen tối" gây náo loạn lịch sử thị trường giao dịch chứng khoán Mỹ.

Việc giữ cho thị trường tài chính Mỹ tránh được khủng hoảng thời gian sau đó không những làm an lòng các nhà đầu tư mà còn tạo dựng được uy tín ban đầu để Greenspan bước ra khỏi cái bóng của người tiền nhiệm Paul Volcker.

Những vụ làm lắng dịu thị trường tài chính như vậy đã trở thành sở trường của người đàn ông này nhiều năm sau đó. Từ việc các nhà băng Mỹ hạn chế cho vay kinh doanh trong những năm đầu thập kỷ 1990 cho tới việc tránh bị tác động bởi những làn sóng khủng hoảng từ các nước láng giềng như Mexico, Argentina. Ông còn góp công lớn trong việc giảm thiểu tác động từ sự sụp đổ Quỹ quản lý tài chính dài hạn sau vụ 11/9/2001.

Dù không phải là một nguyên thủ quốc gia nhưng Alan Greenspan luôn được đánh giá là một trong những người quyền uy nhất trên thế giới. Năm 2004, ông được các chuyên gia kinh tế, tài chính và các nhà sử học, dưới sự tổ chức của trang web Askmen, xếp vào danh sách 10 người đàn ông quyền lực nhất thế giới.

Cụ thể, Alan Greenspan được xếp cùng với những cái tên như George W.Bush - Tổng thống Mỹ, Silvio Berlusconi - Thủ tướng Italia, Vladimir Putin - Tổng thống Nga, Giang Trạch Dân - Cựu Chủ tịch Trung Quốc, Bill Gates - Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, Giáo hoàng John Paul II...

Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra với việc điều tiết thị trường của Greenspan. Chẳng hạn, nhiều người nghĩ rằng lãi suất thấp đã khiến giá bất động sản sốt liên tục và có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng đầu tư.

Greenspan cũng bị chỉ trích đã không biết cách làm giảm cơn sốt đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong những năm 1990, dẫn đến vụ "nổ bong bóng internet" gây hậu quả trầm trọng sau đó.

Nhưng trên hết, Greenspan được ghi nhận với nỗ lực góp phần quan trọng giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng đều đặn 10 năm liền từ 1991 đến 2001 - điều trước đó chưa từng xảy ra với nước Mỹ trong thời bình. Chỉ riêng điều đó đủ để người ta phải gọi ông là một thiên tài, một nhà lãnh đạo thành công.

Cần phải nhắc đến những điều này khi nói về thành công đó: dưới "triều đại" của ông, GDP Mỹ tăng trưởng trung bình 3%/năm trong khi lạm phát cũng chỉ xấp xỉ mức 3%/năm. Trong khoảng thời gian 18 năm làm chủ tịch Fed, ông Greenspan đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát. Việc giữ nguyên GDP ở mức cao trong nhiều năm qua hoàn toàn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Ông đã trở thành huyền thoại khi xét về kỹ năng quản lý hệ thống kinh tế Mỹ. Ông có quyền lực lớn trong việc hình thành chính sách tiền tệ của Mỹ và những quyết định điều chỉnh lãi suất của Fed có thể khiến các thị trường tài chính thế giới chao đảo.

"Chính sách thực dụng là điểm khác biệt lớn nhất của ông", David Jones, tác giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về lịch sử và hoạt động của Fed, nhận xét, "Bên cạnh đó, ông có rất nhiều sáng kiến lớn và đức tính cực kỳ minh bạch trong mọi chuyện. Một ưu điểm nổi trội khác là ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp xúc với thị trường để định hướng các chính sách".

Nhà kinh tế học Allen Sinai thuộc Viện Chính sách kinh tế ở Boston, phụ hoạ thêm: "Điều làm tôi nể trọng Greenspan là ông luôn kiên định với những ý tưởng của mình, những ý tưởng xuất phát từ bộ óc rộng mở và cân bằng. Thế nhưng ông lại không bảo thủ và áp đặt hay có ý định nhồi sọ một ai. Đó là một người luôn ý thức rằng thế giới thường xuyên thay đổi và không học thuyết nào có thể mãi mãi phù hợp".

Đường tới quyền lực đỉnh cao

Alan Greenspan sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó giữa đà suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cha của Alan Greenspan là một người làm công bị sa thải và đổ tất cả vào cổ phiếu. Ngay từ lúc nhỏ, ông đã bộc lộ khả năng đặc biệt về tính toán. Trò chơi yêu thích nhất của cậu bé con nhà nghèo vốn không có những đồ chơi sang trọng như chúng bạn là các con tính, các trò chơi về ô tính.

Tuy nhiên, niềm đam mê nhất của Greenspan thời niên thiếu lại là âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học nhạc tại trường nhạc Juilliard. Công việc đầu tiên của ông là một chân nhạc công thổi kèn clarinet và saxophone trong một ban nhạc jazz chơi rong trên khắp nẻo đường nước Mỹ. Nhưng sau đó, niềm đam mê những con số của ông đã gọi ông trở lại với con đường kinh tế. Năm 19 tuổi, ông nộp đơn vào khoa kinh tế của đại học New York. Ông tốt nghiệp đại học năm 1948, nhận bằng thạc sỹ kinh tế năm 1950 và tiếp đó là bằng tiến sỹ kinh tế học năm 1977 cũng tại đây.

Alan Greenspan giữ chức Giám đốc của Fed từ 11/8/1987 và đã giữ chức vụ này cho suốt đến nay, qua 4 đời tổng thống, từ Ronald Reagan, Bush cha, Bill Clinton, Bush con. Ông được coi là người đàn ông quyền lực thứ 2 trong bộ máy chính quyền, người có tiếng nói quyết định đời sống kinh tế của toàn bộ nước Mỹ.

Từ năm 1954 tới 1974 và từ 1977 đến 1987, ông là Chủ tịch tập đoàn Townsend-Greenspan & Co., Inc. Từ năm 1974 đến 1977 ông giữ chức vị chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế quốc gia dưới thời tổng thống Ford và từ 1981 đến 1983, ông là chủ tịch Uỷ ban cải cách An ninh xã hội quốc gia.

Cả 2 đảng đối lập ở Mỹ đều đặt tin tưởng vào lời nói và quyết định của ông. Ông đặc biệt nổi tiếng với khả năng thuyết phục cả giới doanh nhân và chính trị gia.

Với những dấu ấn không thể nào quên đối với nền kinh tế Mỹ và tác động tới toàn cầu như vậy, việc tìm người kế nhiệm sẽ là vấn đề vô cùng phức tạp. Và cái bóng của người đàn ông gốc Do Thái này lại là vấn đề lớn nhất với một người nào đó may mắn được chọn.

Nhưng đó không phải là vấn đề với Greenspan. Đây là lúc ông phải dành chút thời gian hiếm hoi cho những sở thích của một thời trai trẻ: nhạc jazz và bóng chày.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

,
,