,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
708376
Lộ rõ dấu hiệu làm ăn bất chính của Google
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Lộ rõ dấu hiệu làm ăn bất chính của Google

Cập nhật lúc 11:37, Thứ Ba, 20/09/2005 (GMT+7)
,

Người ta đang lật lại hồ sơ vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 8/2004 để các nhà đầu tư thấy rằng, triết lý kinh doanh "Làm tất cả trừ những việc phạm pháp" của hãng tìm kiếm này không đúng sự thật.

Soạn: AM 552387 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Có dấu hiệu trục lợi bất chính tại Google

Nghi ngờ dấy lên

Google, vừa bán ra 14,2 triệu cổ phiếu với giá trị lên tới 4,18 tỷ USD tuần này, giờ đây không cho phép bất cứ nhân viên nào bàn tới việc phát hành cổ phiếu. Phát ngôn viên của hãng tìm kiếm này cũng chẳng cần giải thích gì nhiều ngoại trừ một tuyên bố ngắn gọn: "Chúng tôi hài lòng với kết quả phát hành cổ phiếu lần đầu (tháng 8/2004)  ra công chúng và cũng rất vui vì giờ đây đã có nhiều cổ đông. Chúng tôi tự hào về việc này vì nó cho phép tất cả mọi người tham gia vào quá trình này, thay vì chỉ có một vài người".

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Các luật sư về chứng khoán cho rằng quá trình phát hành trên của Google không hề vi phạm quy định nào của Uỷ ban chứng khoán Mỹ. Song có nhiều yếu tố bất thường khiến nhiều người tin rằng việc bán cổ phiếu lần này chứa đựng nhiều mưu mô giúp những người trong cuộc làm giàu, bất kể lợi ích của hàng trăm ngàn nhà đầu tư bên ngoài.

Lật lại những trang hồ sơ mật

Lật lại hồ sơ khi nộp đơn xin phát hành cổ phiếu vào tháng 4/2004, các chuyên gia cho thấy Google đã không đi theo hướng thông thường ở phố Wall. Thay vì bán theo phương thức thông thường, Google đã dùng phương pháp "đấu thầu kiểu Hà Lan", tức là chọn trước các nhà đầu tư, hỏi xem họ có nhu cầu mua bao nhiêu cổ phiếu và với mức giá nào.

Sau đó những ông chủ Google dựa vào thông số cầu này để tự định giá, qua đó khống chế mức giá và lượng cổ phiếu bán ra ngay từ trong trứng nước. Và những người này đã định giá thật thấp để đủ sức mua được đa số cổ phiếu công ty phát hành một cách không ai có được.

Không lâu trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 8/2004, khi dự báo cho thấy nhu cầu đối với loại cổ phiếu này thấp hơn dự đoán, Google đã ngay lập tức hạ giá chào bán cổ phiếu. Một số nhân vật nắm giữ nhiều cổ phần trong công ty nhanh chóng quyết định giảm bớt lượng cổ phiếu bán ra so với kế hoạch trước đó và mua vào theo dạng đầu cơ.

Đến nay, cổ phiếu của Google tăng giá tới 256% so với phiên giao dịch đầu tiên ấy và giá trị của số cổ phiếu ngày ấy nếu bán ở thời điểm này sẽ có giá 1,7 tỷ USD.

Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ của Google không nghĩ tới tương lai này và đã không giữ lại số cổ phiếu của mình. Thay vào đó, họ bán đổ bán tháo cổ phiếu Google, góp phần làm hạ giá loại cổ phiếu này.

Hai trong số các nhà đầu tư ban đầu ấy, Đại học Stanford và liên doanh tài chính Angel Investors LP, đã làm ngược lại và được Google ủng hộ. Google cho phép Stanford rút ra khỏi danh sách bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và chấp nhận bù giá cho số tiền mà Angel mất đi từ việc phát hành cổ phiếu đó.

Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Một giáo sư của Đại học Stanford, ông David Cheriton, cố giữ lại cổ phiếu Google để chờ khi giá lên song các luật sư của Google không cho phép ông làm điều đó và ép ông tuân thủ quy định, tức bán ra thay vì đầu cơ. Một nhà đầu tư khác cũng lo lắng với số cổ phiếu mình đang nắm giữ và tranh thủ bán đi như khuyến cáo của hãng mà không biết rằng các đại cổ đông đang làm ngược lại.

Những người trong cuộc dàn xếp cung cầu để trục lợi

Theo đó, những người nắm giữ một số cương vị quan trọng trong công ty đã nắm được thông tin và dự báo trước tình hình cung cầu cổ phiếu của hãng. Do vậy, đến khi Google chính thức phát hành ra công chúng thì gần như mọi chuyện đã an bài: phần lớn các cổ phiếu đã về đúng chỗ - "người nhà" của Google.

Hay nói đúng hơn, các đại cổ đông đã gom cổ phiếu khi giá ở mức tổi thiểu trước ngày phát hành và giờ đây có thể bán ra lúc nào tuỳ thích, với mức giá cao hơn quá nhiều lần.

Các vị lãnh đạo của Google giải thích rằng, vào lúc phát hành cổ phiếu tháng 8/2004, có ít nhà đầu tư tham gia và những người tham gia lại đặt giá quá thấp nên cổ phiếu đã không tới tay số đông bên ngoài. Thế nhưng sự nghi ngờ lên tới cao điểm, khi vào ngày 16/8, các cổ đông đã đề đạt nhu cầu của mình, đủ để mua 25,7 triệu cổ phiếu thì Giám đốc điều hành Eric Schmidt lại tuyên bố rằng chưa thể phát hành được vì thủ tục trục trặc.

Soạn: AM 552917 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sergey Brin và Larry Page, hai nhà sáng lập của Google đứng đằng sau cuộc dàn xếp làm sai lệch thông tin để trục lợi?

Và sau đó, theo nhiều nguồn tin nội bộ, các thành viên ban lãnh đạo công ty đã họp nhau lại trong một phòng kín và quyết định thay đổi thể thức đấu thầu cổ phiếu. Cuối cùng, họ đã quyết định giảm số cổ phiếu bán ra, từ 25,7 triệu xuống còn có 14,2 triệu cổ phiếu như đã đề cập.

Trong đó, hai nhà sáng lập Sergey Brin và Larry Page giảm số cổ phiếu bán ra tới một nửa, mỗi người chỉ bán ra 481.000 cổ phiếu. Giám đốc điều hành Eric Schmidt và một "công thần" khác của Google là K. Ram Shriram cũng cắt giảm lượng cổ phiếu bán ra xuống một nửa. Hai đối tác tài chính lớn của Google là Kleiner Perkins Caufield & Byers và Sequoia Capital thậm chí ôm toàn bộ cổ phiếu không bán ra.

Theo nguồn tin thân cận với hãng, những người trong cuộc giữ lại cổ phiếu phút cuối cùng trước khi phát hành ra công chúng được thể hiện ở việc các nhà môi giới chứng khoán ít việc trông thấy khi phiên giao dịch bắt đầu, dù cổ phiếu Google luôn rất hấp dẫn.

Cố tình tạo thông tin bi quan

Khi Google thông báo kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng năm ngoái, các nhà sáng lập của hãng nhấn mạnh rằng đây không phải là một công ty thông thường mà là một nơi của những triết lý kinh doanh mới như: "Làm tất cả trừ những việc phạm pháp" hay "Hãy làm thế giới tốt đẹp hơn".

Và để thực hiện được điều đó, nguyên tắc của Google là bán cổ phiếu theo cách mà tất cả các nhà đầu tư từ nhỏ đến lớn đều được đối xử công bằng. Song có một số nhà đầu tư nhận được nhiều "sự công bằng" hơn những người khác. 

Ai cũng biết những người trong cuộc hiểu rõ về triển vọng của công ty hơn ai hết. Và trong khi những nhà đầu tư còn ngần ngại trong việc tung tiền mua cổ phiếu, họ cần quan sát động thái của những người trong cuộc để bắt chước cho an toàn.

Song những người trong cuộc ấy đã cố tình tạo thông tin sai. Họ tuyên bố bán đa số cổ phiếu của mình trước khi phát hành ra công chúng, song tới phút cuối, đã giữ lại đa số.

Các quan chức chủ chốt của Google từ chối bình luận hay phát biểu bất cứ điều gì có thể giúp cho dự đoán của các nhà đầu tư có cơ sở hơn. Nhiều người cố tình đưa ra nhận định gây sai lạc cho dư luận trong tính toán khi nói vu vơ rằng cổ phiếu Google "Sẽ rơi vào tầm 108 - 135 USD". Trên thực tế, giá cổ phiếu khi phát hành cao gấp đôi mức đó.

Mập mờ "chiếc giày xanh"

Việc cắt giảm lượng cổ phiếu bán ra đó đã giúp họ trục lợi lớn và nhanh chóng kết thúc vụ phát hành này. Nhưng họ đã làm tê liệt hẳn một chức năng của các nhà đầu tư khi tham gia phiên phát hành cổ phiếu đầu tiên ra công chúng - chức năng "chiếc giày xanh".

Đây là một chức năng đặc biệt của phiên phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Theo đó, nhà đầu tư uỷ quyền cho nhà môi giới bán thêm một lượng cổ phiếu nếu mức giá phát hành đạt mức nhất định nào đó. Trước khi phát hành cổ phiếu, nhà đầu tư ký thoả thuận với nhà môi giới về lượng và giá cổ phiếu bán ra này. Thoả thuận này chính là "chiếc giày xanh" của nhà đầu tư.

Soạn: AM 552385 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lượng cổ phiếu thực sự được bán ra của các đại cổ đông (cột phải) ít hơn lượng đã được thông báo trước (cột trái)

Như vậy, quyết định không tham gia phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Sequoia Capital đồng nghĩa với việc đại cổ đông này sẽ không thể mua thêm lượng cổ phiếu nào dưới dạng "chiếc giày xanh". Và Google phải tìm cổ đông khác đồng ý bán 400.000 cổ phiếu với giá thấp hơn giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, nếu không kế hoạch của họ bị phá sản.

Và trong bản thông báo ngày 18/8, Google cho thấy 7 cổ đông lớn của mình sẽ bán nhiều cổ phiếu dưới dạng "chiếc giày xanh" hơn dự định. Điều này ảnh hưởng mạnh tới tâm lý các nhà đầu tư khác, bởi 7 cổ đông đó đều là những đối tượng "thạo tin" cả. Đó là Time Warner Inc; Đại học Stanford; hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin cùng vị Giám đốc điều hành Eric Schmidt; Angel Investors - công ty có sự tham gia cổ phần của đại gia phần mềm Microsoft, tay golf số 1 thế giới Tiger Woods, Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger và cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.

Trong kế hoạch có nhấn mạnh, lượng cổ phiếu bán ra của 7 đại cổ đông trên giảm đi và lượng bán theo dạng "chiếc giày xanh" tăng mạnh, một dấu hiệu cho thấy các đại cổ đông muốn bán nhiều nhưng không chắc sẽ bán được. Và trước khi phát hành, các nhà đầu tư đã lấy làm e ngại và tranh thủ bán ra với giá thấp.

Và mức giá cổ phiếu của ngày 18/8 là 85USD, họ đã thu lợi lớn vì chỉ ngay ngày hôm sau, họ đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Nasdaq, nằm ở giá 109,48 USD/cổ phiếu.

  • Nhật Vy (Theo Wall Street Journal)

,
,