,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
732158
Để có ôtô nhiều và rẻ như Trung Quốc...
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Để có ôtô nhiều và rẻ như Trung Quốc...

Cập nhật lúc 12:12, Thứ Ba, 15/11/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Nhờ chính sách đúng đắn, kịp thời của chính phủ và sự phản ứng nhanh nhạy của các nhà sản xuất Trung Quốc, người tiêu dùng đang được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp cùng ôtô.

>> Ôtô tất yếu sẽ giảm giá
>> Ôtô tăng giá - đòn gió của nhà sản xuất
>>
Thị trường xe hơi Việt Nam: Thượng đế giật mình

>> Xe ôtô giá rẻ Trung Quốc chờ ngày lên tàu sang VN
>> Xe ôtô giá rẻ sẽ tràn ngập thị trường
>>
Xe ôtô giá rẻ đã xuất hiện tại Việt Nam!

>> Bao giờ có ô tô du lịch giá rẻ?

Nửa thế kỷ bảo hộ tốn kém và không hiệu quả

Soạn: AM 619349 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng việc phát triển ngành công nghiệp ôtô cho nước nhà, ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Để thực hiện tham vọng chính đáng đó, chính quyền Bắc Kinh đã tạo điều kiện bảo hộ và ưu ái hết mức cho ngành công nghiệp thời thượng này.

Những chính sách sửa đổi sao cho có lợi với những người được cho là nhân vật chính của ngành ôtô, những ân giảm với các sai sót của nhà sản xuất, những điều kiện thuận lợi tối đa được mời chào... là vài trong số nhiều ưu đãi cho công nghiệp ôtô.

Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra đúng như những gì họ mong muốn. Chỉ được lác đác vài doanh nghiệp tạm gọi là lớn mạnh trong số hơn 2.500 công ty ôtô và linh kiện phụ trợ được nhà nước bảo hộ. Đến 1982, tổng doanh thu năm của cả từng ấy doanh nghiệp chưa bằng doanh số bán ra nước ngoài của một hãng xe trung bình của Nhật, Mỹ hay châu Âu, trong khi ý của Trung Quốc là phải có nền công nghiệp ôtô hùng mạnh cỡ đó.

Thế rồi, giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc lại có những chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài đặc biệt với những hãng xe danh tiếng thế giới như Volkswagen của Đức, GM và Ford của Mỹ, Toyota của Nhật,  Peugeot-Citroen và Fiat của châu Âu để kiên quyết thực hiện tới cùng tham vọng ấy.

Những hãng này đã xâm nhập, thay đổi diện mạo và tạo ra cuộc cách mạng ôtô trong nước: xe xuất hiện trên đường nhiều hơn, mẫu mã phong phú hơn và quảng cáo xe cộ tràn ngập, tạo không khí vui tươi cho một ngành công nghiệp bấy lâu ảm đạm.

Song sức quyến rũ của lợi nhuận phi thường mà các đối tác liên doanh người bản địa mách bảo đã khiến họ bắt tay nhau kiếm lợi nhiều năm nữa, trong khi ôtô vẫn chưa xếp đầy bãi, rong ruổi khắp những nẻo đường từ thành thị tới nông thôn Trung Quốc như chính quyền và người dân nước này mong muốn.

Chỉ đến khi, áp lực toàn cầu hoá thương mại của WTO mà cụ thể là việc giảm thuế nhập khẩu xuất hiện, ngành ôtô nước này mới thực sự thay da đổi thịt. Giá giảm liên tục. Các mẫu xe mới ngày càng thân thiện hơn với người tiêu dùng cả về mẫu mã, tính năng lẫn... tiền chi trả đã đua nhau ra lò. Ngành ôtô lớn mạnh.

Phản ứng nhanh

Tất nhiên, cũng không tránh khỏi bước chuyển giao nhiều khi gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Ngay khi Trung Quốc vừa cập bến WTO năm 2001, giá ôtô trong nước đồng loạt tăng vọt, nhất là các loại xe hạng trung dành cho tầng lớp trung lưu. Nguyên nhân là các hãng sản xuất trong nước cố "vớt cú chót" trước khi thuế suất nhập khẩu ôtô giảm từ mức từ  80 - 100% xuống còn mức 10 - 25% theo lộ trình tới 2006.

Soạn: AM 619351 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chiếc New-Crossove 7 chỗ ngồi của hãng Chery đang rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Thế nhưng các nhà sản xuất ôtô trong nước biết ngay họ đã làm sai và nghĩ ngắn. Cầu xe lập tức giảm xuống 30% so với mấy tháng trước đó. Nguyên nhân thật rõ ràng: người tiêu dùng đủ kiên nhẫn để đón đợi những dòng xe mới nhập về với thuế suất đã được cam kết là sẽ giảm, bởi họ đã kiên nhẫn hàng chục năm rồi để có được một khoản tiền tương đối lớn. Hơn thế nữa, giá xe tăng lên rõ ràng vượt quá tầm với của đại đa số người tiêu dùng nước này, khiến cầu chững lại là điều tất nhiên.

Nhưng các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc tỏ ra họ luôn là những người phản ứng nhanh nhạy. Nếu như họ đã phản ứng nhanh với việc đất nước sắp vào WTO bằng việc bắt tay nhau đội giá đột ngột như đã nói trên thì phản ứng trước việc cầu xe đóng băng lại còn nhanh hơn nhiều lần. Họ biết bắt tay nhau cùng phát triển về chiều sâu và nhìn tới lợi ích dài hơi.

Những ngày đẹp trời của mùa xuân Trung Hoa năm 2002, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đưa ra quyết định quan trọng có ảnh hưởng tới tận ngày nay: thuê các chuyên gia định giá giỏi về hoạch định chiến lược giá bán sao cho lượng xe bán ra tăng như mong muốn, tức là mức giá người tiêu dùng có thể chấp nhận được, theo nguyên tắc đôi bên cùng thắng, thay vì chỉ nhà sản xuất thắng như trước nay. Họ ý thức được đây là quyết định giúp tăng lợi nhuận lâu dài, bền vững cho mình.

Giá lập tức giảm. Và cứ giảm đều cho tới ngày nay, khi giấc mơ có chiếc xe con cho gia đình lớn của người Trung Quốc đang lần lượt thành hiện thực, từ Bắc Kinh tới An Huy, từ Thượng Hải tới Vân Nam...

Luận điểm để hạ giá của các chiến lược gia trên thật dễ hiểu: xe hơi chỉ là một phương tiện thường phải thay thế, hơn là một tài sản kiểu như nhà đất nên giá bán mới là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sức mua của người dân, đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển với túi tiền hết sức hạn hẹp.

Không chỉ nhanh nhạy và thấu hiểu như thế, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc ngày nay đã biết đón trước yêu cầu của thượng đế. Ngoài giá, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc cũng biết học cách quan tâm chu đáo hơn tới những người bỏ tiền vào túi cho mình. Để cạnh tranh với xe nhập khẩu, họ phải nhanh chóng cải thiện hoặc xây dựng lại hệ thống phân phối và bảo trì, bảo dưỡng khắp đất nước. Họ hiểu, chỉ có hạ giá không là chưa đủ để cạnh tranh với xe nhập khẩu, luôn nhận được sự trọng vọng cao hơn xe nội, theo cách nghĩ của người Trung Hoa.

Kết quả là...

Soạn: AM 619355 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

Trung Quốc hiện có tốc độ phát triển ngành công nghiệp ôtô nhanh nhất thế giới. Chỉ đơn cử năm 2002 và 2003, tức 2 năm sau khi ôtô nhập khẩu bắt đầu được giảm thuế, lượng xe tiêu thụ trên thị trường khổng lồ này tăng tới hơn 50%/năm. Năm 2004, có chậm hơn chút ít với mức tăng 15%, song so với tình trạng đình đốn chung của ngành công nghiệp ôtô thế giới thì đây vẫn là tốc độ đáng mơ ước. Ít nhất là các hãng xe châu Âu và Bắc Mỹ phải thèm muốn.

Các hãng sản xuất và lắp ráp xe hơi Trung Quốc trong năm tới đang hướng đến việc sản xuất và bán ra 6,4 triệu chiếc xe hơi, xe tải, xe buýt và xe tải nhẹ để nhằm qua mặt Đức là nhà sản xuất xe hơi đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật Bản hiện nay.

Trong năm nay, số xe bán ra tại Trung Quốc tăng 13%, đạt 5,6 triệu chiếc. Các nhà đầu tư nước ngoài và liên doanh như General Motors hay DaimlerChrysler cũng không hề thiệt thòi: họ đã bán ra nhiều xe hơn tại Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2005, trong khi doanh số bán tại Bắc Mỹ và châu Âu lại giảm rõ rệt.

Theo dự đoán của các nhà quan sát, trong ít năm nữa, doanh số bán xe hạng nhẹ ở đây sẽ còn tăng mạnh, vượt qua Nhật và đến một ngày không xa, sẽ vượt qua cả Mỹ, nơi người dân coi việc không có một chiếc xe hơi là đã mất cả nửa cuộc đời tươi đẹp.

Và không gì thuyết phục hơn cho luận điểm toàn cầu hóa thương mại giúp ôtô Trung Quốc tăng trưởng bằng việc tháng 7 vừa qua,  các nhà sản xuất ôtô nước này gây chấn động thế giới khi cho lên tàu những chiếc ôtô đầu tiên chuyển sang tận châu Âu - của những dòng xe nổi tiếng đã ăn sâu trong văn hoá tiêu dùng, thị trường khó tính bậc nhất thế giới mà đòi hỏi về độ an toàn, tiện nghi và mẫu mã luôn ở nấc thang cao nhất.

Chưa hết, một trong những hãng xe nội địa nổi tiếng của Trung Quốc là Chery Automobile còn đang miệt mài sản xuất kịp xe để đáp ứng đơn đặt hàng từ nay tới 2007 của 250 đại lý ôtô ở Mỹ, ngôi đền thiêng của ôtô và văn hoá dùng ôtô.

Đó là giá trị của chính sách đúng đắn, kịp thời của chính phủ Trung Quốc và sự phản ứng nhanh nhạy của các nhà sản xuất ôtô. Người tiêu dùng Trung Quốc đang được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp cùng ôtô.

  • Nhật Vy

,
,