APEC chân trời hợp tác rộng mở
(VietNamNet) - Chuẩn bị cho chuyến công du tới châu Á tham dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 13 bắt đầu từ ngày 18-19/11/2005, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chuẩn bị một bài phát biểu nêu rõ quan điểm của mình về hợp tác kinh tế khu vực và tầm quan trọng của APEC. Xin trích đăng các quan điểm này của ông.
| ||
|
Sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - theo sự đánh giá của nhiều chuyên viên là nơi mà trọng tâm của nền chính trị và kinh tế thế giới dần dần chuyển tới, thực sự gây ấn tượng lớn. Thường xuyên có thể nghe thấy về sự thần kỳ kinh tế đang bùng nổ tại khu vực này. Chúng ta đang nhìn thấy những kết quả của một công việc mang tính quy mô và khẩn trương mà các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tiến hành. Đủ để nhắc lại rằng tại khu vực này đang sản xuất ra hai phần ba GDP toàn cầu và tập trung một phần lớn nguồn vốn đầu tư của thế giới.
Khu vực này không chỉ là không gian của sự tăng trưởng kinh tế sôi động. Tại đây đang nổi lên một trong những thành quả tích cực của sự toàn cầu hoá - sự cân bằng dần dần mức độ phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực khác nhau trên thế giới. Còn một đặc điểm nổi bật nữa của khu vực này đó là sự năng động cao của các tiến trình hoà nhập - chúng đang tích cực tác động lên sự hình thành một trật tự thế giới mới, công bằng hơn.
Một tinh thần như vậy đối với sự tìm kiếm mang tính tập thể cho việc giải quyết các vấn đề khu vực là quan trọng và được đánh giá cao. Ngoài ra chúng tôi, trên thực tế, đang nhìn thấy sự quyết tâm và sẵn sàng của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương học tập kinh nghiệm của các nước khác. Lấy ví dụ các quốc gia châu Âu, những nước đã vượt qua con đường của mình đến với sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và nhận thức được rằng sự hoà nhập dựa trên cơ sở những thể chế đang hoạt động trôi chảy, có thể đảm bảo một cách hữu hiệu nền an ninh và sự thịnh vượng.
Cũng không được quên những cơ hội mà APEC đem lại cho sự hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ những quyền về sở hữu trí tuệ, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, những công nghệ tiên tiến. Trong tháng 8 năm nay, đoàn đại biểu Nga đã tích cực tham gia vào hội nghị của APEC về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là tín hiệu quan trọng cho việc tham gia vào mối quan hệ đối tác Thái Bình Dương của hàng trăm các công ty, tạo nền tảng cho sự phát tiển kinh tế. Điều này tất nhiên là một xung lực mới cho sự hợp tác giữa Nga và các nước của khu vực.
......
Nga đang quyết tâm đem lại sự đóng góp thực sự của mình vào sự phát triển kinh tế của khu vực này. Mức tăng trưởng của trao đổi hàng hóa hàng năm của Liên bang Nga với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương là hơn 20%. Ví dụ, với Trung Quốc, thương mại gia tăng 20-30% một năm và theo tổng kết của năm nay rõ ràng sẽ đạt con số kỷ lục - 25 tỷ USD. Cũng có những xu thế như vậy với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong hoạt động và kế hoạch của mình, chúng tôi xuất phát từ chỗ Nga là một bộ phận không thể tách rời của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cùng các đối tác của mình, chúng tôi đang sử dụng một cách hiệu quả diễn đàn này, nhằm cùng nhau xác định “luật chơi” trên “sân chơi” kinh tế của khu vực. Điều chính là tất cả các nền kinh tế của APEC đều tự giác bước vào con đường tự do hóa về thương mại, đầu tư và đã vượt qua được những độ dài khác nhau, nhưng đều là những quãng đường giống nhau về tầm quan trọng của chúng.
......
Thời gian trôi qua như vũ bão. Còn tươi nguyên trong tâm khảm những ấn tượng về Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Santiago. Nhưng sắp tới chúng ta lại cùng tập hợp với nhau, lần này là tại Busan.
Bản thân chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh sắp tới - “Tiến tới một cộng đồng thống nhất - thông qua thử thách và đổi mới" đã đề cập được sự quyết tâm tìm kiếm những phương cách tiếp tục củng cố “gia đình APEC”, phát triển hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt, gia tăng tính hiệu quả hoạt động hỗn hợp của chúng ta.
-
Nhật Vy (Nguồn: ĐSQ Liên bang Nga tại Hà Nội)