,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
746328
"Điểm mặt" các nền kinh tế lớn trên thế giới năm 2006
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

'Điểm mặt' các nền kinh tế lớn trên thế giới năm 2006

Cập nhật lúc 12:04, Thứ Năm, 05/01/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) Bộ Kế hoạch đầu tư đã đưa ra những dự báo, những xu hướng nhiều khả năng sẽ diễn ra đối với các nền kinh tế lớn trên thế giới trong năm 2006.

Theo đó, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khiêm tốn; châu Âu sẽ giảm; Nhật Bản cũng chỉ tăng trưởng khiêm tốn, còn Trung Quốc tiếp tục tăng với tốc độ cao; Ấn Độ vẫn là nền kinh tế tương đối đóng. Các nước ASEAN dự báo tăng trưởng tốt trong khi triển vọng chung của kinh tế châu Á vẫn tốt và do đó vẫn đóng vai trò quan trọng.

Soạn: AM 669831 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Mỹ - sẽ tăng trưởng khiêm tốn

Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khiêm tốn, tăng trưởng GDP năm 2006 được dự báo đạt 3%, nhờ các yếu tố thuận lợi như lãi suất thấp, doanh thu của các công ty lớn và thị trường lao động đang dần được cải thiện.

Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn bị đe dọa sẽ phát triển theo hướng đi xuống do rất nhiều các rủi ro từ môi trường bên ngoài cũng như bản thân nền kinh tế. Những tác nhân bên ngoài đó là những hậu quả của cơn bão Katrina và việc giá dầu thế giới tăng cao.

Bên cạnh đó, nội tại nền kinh tế Mỹ cũng bộc lộ một số yếu kém về cơ cấu, thể hiện rõ qua tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình ở mức rất thấp, thâm hụt cán cân đối ngoại lớn và thậm chí còn đang tăng lên. Tăng trưởng của đầu tư phi thường trú của Mỹ vẫn chưa phục hồi lại tốc độ của giai đoạn cuối thập kỷ 90 sau khi nổ ra cuộc cách mạng về công nghệ thông tin, đây là một nguyên nhân khiến đầu tư thế giới giảm sút.

Soạn: AM 655073 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một góc phố Manhatan ở New York, Mỹ.

Dự báo tăng trưởng chi tiêu dùng tư nhân năm 2006 sẽ giảm, còn khoảng 2,25%. Đầu tư thường trú cũng giảm, chỉ còn 8%. Đầu tư cố định của khu vực doanh nghiệp cũng chậm lại tương đối, vào khoảng 7%. Điều này là hoàn toàn hợp lý sau khi chỉ tiêu này đã tăng liên tục trong ba năm trước. Tổng đầu tư cố định tư nhân được dự báo tăng trưởng 4% trong năm 2006. Trong khi đó, nếu tăng trưởng năng suất lao động của Mỹ trong năm vừa qua đạt mức thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây trở thành một xu hướng trong tương lai thì nền kinh tế sẽ gặp nhiều vấn đề về cơ cấu hơn nữa trong dài hạn.

Nhờ thu ngân sách tăng, chi ngân sách của chính quyền trung ương và các bang sẽ tăng nhẹ trong năm 2006. Mục tiêu của chi ngân sách trong năm 2006 chủ yếu nhằm khôi phục kinh tế những khu vực bị tác động nặng nề của cơn bão Katrina, chiếm khoảng 0,5% tăng trưởng GDP của năm 2006.

Cán cân thương mại Mỹ trong năm 2005 sẽ tiếp tục thâm hụt lớn với hai lý do. Thứ nhất, cơn bão Katrina tác động nhiều đến xuất khẩu của Mỹ hơn là nhập khẩu. Thứ hai, chi phí nhập khẩu của Mỹ tăng, chủ yếu do giá tăng trong khi khối lượng nhập khẩu không tăng. Vấn đề hiện nay mà xuất khẩu Mỹ cần lưu ý là việc làm sao đáp ứng được nhu cầu thế giới về hàng xuất khẩu Mỹ đang ngày càng tăng cao trong khi trong ngắn hạn năng lực sản xuất của Mỹ bị ảnh hưởng tương đối bởi cơn bão Katrina.

Châu Âu - sẽ giảm trong năm 2006

Tăng trưởng GDP của khu vực Tây Âu sẽ vẫn khiêm tốn, thậm chí sẽ giảm trong năm 2006. Một nguyên nhân của tình trạng này là việc giá dầu tăng cao, mặc dù khu vực này cũng thu được những lợi ích đáng kể từ việc thị phần của hàng xuất khẩu các nước này tại các nước sản xuất dầu là rất lớn.

Tuy nhiên, việc đồng euro mất giá so với USD và lãi suất dài hạn của đồng tiền này tiếp tục giảm lại là dấu hiệu tích cực đối với tăng trưởng của kinh tế khu vực. Trong khu vực, Đức, Italia và Hà Lan là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng trưởng chậm của khu vực trong khi Anh và Tây Ban Nha lại là hai nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất.

Nhờ xuất khẩu được dự báo sẽ hồi phục khi đồng Euro sẽ không mất giá hơn nữa so với mức hiện tại, kinh tế Tây Âu sẽ dần tăng trưởng trở lại trong năm 2006.

Tuy nhiên giá dầu vẫn là một rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự báo này. Tỷ lệ tiết kiệm được dự báo vẫn sẽ tiếp tục ổn định mặc dù vẫn còn những bất ổn về tài chính công và triển vọng dài hạn của vấn đề y tế và lương hưu. Giá nhà đất và những tác động của vấn đề này đối với tiêu dùng rất khác nhau giữa các nước trong khu vực, giúp Pháp và Tây Ban Nha tăng trưởng tốt hơn nhưng lại có tác động ngược lại đối với nền kinh tế Đức. Chi công cộng cũng không có vẻ sẽ khiến kinh tế tăng trưởng do ở hầu hết các nước đều thi hành chính sách tài chính thắt chặt.  

Tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên mới của EU được dự báo sẽ được củng cố trong năm 2006 sau khi suy giảm nhẹ năm 2005. Tăng trưởng của các nước này, đặc biệt là các nước vùng Ban Tích, vẫn cao hơn so với các nước EU-15. Trong năm 2006 tăng trưởng của nước này sẽ mạnh nhờ xuất khẩu, đầu tư dài hạn thông qua các dự án FDI và cơ sở hạ tầng, nguồn viện trợ từ các nước thành viên EU đều tăng. Bên cạnh đó chi tài chính tăng và dự báo về kết quả những cuộc bầu cử sắp tới ở các nước này cũng là những nguyên nhân tích cực thúc đẩy tăng trưởng.

Soạn: AM 655075 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên mới của EU được dự báo sẽ được củng cố trong năm 2006 sau khi suy giảm nhẹ năm 2005.

Xuất khẩu của các nước thành viên EU tăng trưởng mạnh hơn dự báo mặc dù đồng euro mất giá và cầu nhập khẩu từ các nước EU 15 giảm. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu là nhờ năng suất lao động tăng và chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, thương mại trong khu vực cũng tăng và được đa dạng hoá thông qua việc sản lượng xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Âu và Nga tăng. Mặc dù một số ngành công nghiệp như dệt may đang phi đối mặt với sự cạnh trang gay gắt từ Trung Quốc nhưng triển vọng xuất khẩu có vẻ đang rất tốt, đặc biệt trong những lĩnh vực thu hút nhiều FDI như ngành công nghiệp ôtô.

Nhật Bản, cũng khiêm tốn

Kinh tế Nhật Bản sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng mặc dù khiêm tốn trong năm 2006, tăng trưởng GDP được dự báo chỉ đạt khoảng 2%. Tăng trưởng dự báo của Nhật Bản chủ yếu nhờ cầu nội địa dần được củng cố, lợi nhuận của các công ty tăng, đặc biệt là trong khu vực xuất khẩu, khiến thu nhập của hộ gia đình tăng. Việc các công ty tiến hành các điều chỉnh dài hạn về khả năng sản xuất dự trữ và việc làm đã có kết quả tốt, thể hiện qua việc hàng loạt công ty đạt mức lợi nhuận tương đưng thời kỳ đỉnh cao trước khi nền kinh tế này suy thoái.

Soạn: AM 655077 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một góc phố thủ đô Tokyo của Nhật Bản năm 2005.

Trong khi đó, quá trình tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp tiếp tục đạt những bước tiến đáng kể, các khoản nợ xấu giảm đáng kể, Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản có khă năng chịu đựng cú sốc về giá nhiên liệu nhưng nếu trong năm 2006 giá dầu tiếp tục tăng sẽ mang lại rủi ro cho tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chỉ cần giá dầu tăng thêm 20 USD/thùng trong năm 2006, người tiêu dùng và người sản xuất Nhật Bản sẽ bị tác động nặng nề. Bên cạnh đó những tác động tiêu cực của giá dầu cao đối với các đối tác thương mại chính của Nhật Bản sẽ gián tiếp tác động đến xuất khẩu của Nhật Bản.

Trung Quốc - tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao

Kinh tế Trung Quốc trong năm 2006 sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, tuy có chậm hơn so với năm 2005 nhưng vẫn đạt 8,5%, chủ yếu nhờ cầu trong nước và xuất khẩu. Cầu nội địa tuy vẫn tăng nhưng chậm hơn so với năm 2005 do những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm hạ nhiệt đầu tư.

Trong khi đó, việc tỷ giá đồng NDT vẫn thấp hơn so với các đối tác thương mại chính càng làm tăng năng lực cạnh tranh của xuất khẩu Trung Quốc. Nhập khẩu tăng trưởng chậm phần nào được giải thích do sản xuất trong nước đã dần thay thế được các mặt hàng ngoại, trong đó có thép và than. Khả năng sản xuất thay thế nhập khẩu của Trung Quốc giúp nước này giảm sự phụ thuộc về nguyên nhiên liệu của thế giới khi các mặt hàng này đều đang tăng giá nhanh chóng.

Soạn: AM 655079 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trung Quốc - tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại Trung Quốc sẽ khó có thay đổi nào đáng kể, với thặng dư tài khoản vãng lai chiếm từ 10-12% GDP. Trung Quốc tiếp tục thặng dư với các đối tác quan trọng như Mỹ và EU. Còn với các nước láng giềng, Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh khó chịu nhất vì các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc tràn ngập các thị trường trong khi nước này lại giảm nhập khẩu từ các nước láng giềng.

Thị trường bất động sản của Trung Quốc hiện được coi là đã hạ cánh khá nhẹ nhàng, với tăng trưởng đầu tư giảm xuống còn 20% khi một số dự án của năm 2005 được hoàn thành trong sáu tháng đầu năm 2006. Điều này có nghĩa là Trung Quốc không cần phải nâng lãi suất hay áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nữa. Nguy cơ giảm phát trong năm 2006 khá cao bởi hiện nay lạm phát của Trung Quốc rất thấp nhờ triển vọng lành mạnh của tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông thôn có thể đạt hai chữ số, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng tăng mạnh trong năm 2006.

Ấn Độ - nền kinh tế tương đối đóng

Tăng trưởng của Ấn Độ trong năm 2006 được dự báo sẽ đạt 6,5%. Ngoài những tác động của thời tiết, giá dầu cao và các diễn biến khác của nền kinh tế thế giới cũng có một số ảnh hưởng đến kinh tế Ấn Độ. Tuy nhiên do Ấn Độ vẫn là một nền kinh tế tương đối đóng, đặc biệt là so với Trung Quốc nên những tác động này không mấy nghiêm trọng.

Soạn: AM 655087 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ấn Độ vẫn sẽ là nền kinh tế tương đối đóng.

Thu nhập ở khu vực nông thôn sẽ tăng ổn định do thời tiết được dự báo sẽ ôn hoà hơn. Mức lãi suất tương đối thấp hiện nay sẽ tiêp tục được duy trì để khuyến khích chi tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp. Xuất khẩu mạnh tiếp tục là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong năm 2006, kinh tế Ấn Độ vẫn còn một số rủi ro. Đó là tình trạng nợ Chính phủ cao và quá trình cải cách cơ cấu vẫn chưa có động lực để thực hiện một các triệt để.

Các nước ASEAN  tăng trưởng tốt

Kinh tế các nước ASEAN được dự báo tăng trưởng tốt trong năm 2006. Theo dự báo của ADB, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực năm 2006 sẽ đạt 5,4%. Campuchia, Lào và Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6-8%/năm, các nước Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan được dự báo tăng trưởng từ 4,7-5,9%.

Tình hình đầu tư ở Indonesia được dự báo tiếp tục phục hồi. Triển vọng chi đầu tư ở Malaysia cũng rất tốt trong năm 2006 nhờ sự phục hồi trong chu kỳ tăng trưởng của ngành điện tử thế giới, việc tìm ra nhiều giếng dầu mới và sự phục hồi về đầu tư công khi Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 đi vào giai đoạn thực hiện.

Soạn: AM 655089 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Các nước ASEAN - dự báo tăng trưởng tốt.

Chương trình đầu tư của Chính phủ Malaysia cũng là một nguyên nhân kích thích đầu tư tăng trưởng trong năm 2006. Chương trình này có rất nhiều tác động gián tiếp tới tăng trưởng kinh tế các nước năm 2006. Chính phủ Malaysia cũng đưa ra một loạt các chính sách thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Ở Philippin, chính sách tài chính tiếp tục được thắt chặt sẽ hạn chế đầu tư công của nước này trong năm 2006. Những động lực chính được dự báo sẽ kích thích tăng trưởng là sự hồi phục của chu kỳ hàng điện tử thế giới, sự tăng lên của lượng kiều hối, từ đó sẽ hỗ trợ chi tiêu dùng tăng mạnh. Singapore cũng được hưởng các lợi ích tăng trưởng từ chu kỳ hàng điện tử của thế giới vì số lượng đơn đặt hàng điện tử trong năm 2006 dự báo sẽ tăng lên. Cầu nội địa của nước này cũng được dự báo sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2006 do trong năm nay Chính phủ Singapore đã khôi phục lại thị trường bất động sản và thông qua các dự án chính về xây dựng sòng bạc.

Thặng dư tài khoản vãng lai của khu vực ASEAN được dự báo sẽ giảm xuống còn 5,2% GDP, mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do mức độ đầu tư cao nên đòi hỏi nhập khẩu các thiết bị cơ sở vật chất, giá dầu thế giới tăng cao và có khả năng một số đồng tiền sẽ tăng giá.

Dự báo lạm phát của khu vực trong năm 2006 có thể lên đến 4,9%. Do sức ép lạm phát việc được dự báo tiếp tục tăng lãi suất, hầu hết các nước ở khu vực châu Á sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.

Triển vọng chung của kinh tế châu Á - vẫn đóng vai trò quan trọng

Năm 2006 vẫn tiếp tục là năm các nước châu Á đóng vai trò quan trọng trong kinh tế thế giới. Trên thị trường vốn và các điều kiện để hoạch định chính sách tiền tệ của toàn thế giới, châu Á tiếp tục có ảnh hưởng trong năm 2006. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tổng dự trữ ngoại hối lên tới 830 tỷ USD là nguồn ảnh hưởng chính.

Soạn: AM 655091 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Triển vọng chung của kinh tế châu Á - vẫn đóng vai trò quan trọng.

Các ngân hàng trung ương ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều có nguồn dự trữ ngoại hối bằng USD rất lớn. Chính việc các thị trường này mua trái phiếu Mỹ đã làm tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng Mỹ. Trong năm tới, doanh thu từ xuất khẩu của các nước sẽ còn tăng mạnh hơn nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giúp mở rộng các cơ sở sản xuất ở các nước.

Tỷ lệ tiết kiệm của các nước châu Á cũng rất lớn. Theo các số liệu ước tính chính thức, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia của Trung Quốc đã vượt quá 45% GDP. Do đó trong năm 2006, trọng tâm chính sách của các nước châu Á sẽ là giảm tỷ lệ tiết kiệm, phát triển cả về chất lượng và số lượng cầu nội địa. Nếu không những mất cân đối về thương mại và thanh toán giữa châu Á và các khu vực khác sẽ rất lớn. Chi tiêu dùng trong nước tăng cũng là điều kiện cần thiết để châu Á duy trì được nhịp độ phát triển nhanh khi mà xuất khẩu của các nước này sang khu vực Bắc Mỹ và châu Âu đang mất dần động lực.

  • Nhật Vy

,
,