,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
867934
PNTR và sự thất bại của ngành dệt Mỹ
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

PNTR và sự thất bại của ngành dệt Mỹ

Cập nhật lúc 09:26, Thứ Sáu, 24/11/2006 (GMT+7)
,

Việc Quốc hội Mỹ không thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam đã làm khó cho Tổng thống Mỹ khi ông tới Hà Nội tuần vừa qua.

Nhưng cái thất bại lớn hơn chính là việc chính phủ đã phải cố thỏa mãn ngành dệt của Mỹ. Đây chính là ví dụ điển hình cho thấy những người đòi hỏi bảo hộ không bao giờ chịu thỏa mãn.

Soạn: HA 966447 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Những công nhân may này không cạnh tranh với ngành dệt của Mỹ (ảnh minh họa: dongnai-industry.gov.vn)
Quyền lực lobby của ngành dệt Mỹ đã là chuyện quá cũ, và chính quyền Bush đã phải nhượng bộ quyền lực đó bằng cách đưa qui chế hạn ngạch đặc biệt vào đàm phán với Việt Nam. Đặc biệt, chính quyền cho phép tái áp đặt hạn ngạch sau khi đã áp dụng thỏa thuận, nếu lượng hàng dệt may VN vào Mỹ tăng đột biến. Nhưng điều đó cũng chưa thỏa mãn ngành dệt của Mỹ, những người đã gây sức ép đòi các Thượng nghị sỹ Lindsey Graham (từ Nam Carolina) và Elizabeth Dole (từ Bắc Carolina) giữ đạo luật không đưa ra trước Thượng viện. Mặc dù đạo luật đã được sự ủng hộ từ cả hai đảng, và người ủng hộ vượt xa con số 60 phiếu cần thiết để được Thượng viện thông qua.

Nhưng thay vì đảng Cộng hòa cương quyết đưa dự luật ra Thượng viện để bỏ phiếu, Chính phủ đã quyết định nhượng bộ phe bảo hộ thêm một bước nữa. Trong lá thư gửi hồi tháng 9/2006 tới hai Thượng nghị sĩ trên, Bộ trưởng Thương mại Carlos Gutierrez và đại diện thương mại Susan Schwab lại đưa ra biện pháp "tự động điều tra bán phá giá" đối với hàng may mặc Việt Nam trong những tình huống nhất định. Điều này có nghĩa là Chính phủ tuyên bố sẽ tự nguyện đi đầu giới vận động bảo hộ ngành dệt.

Đây là điều thật đáng kinh ngạc. Chính phủ Mỹ hầu như không bao giờ tự động khởi động điều tra chống bán phá giá. Lần gần đây nhất Mỹ làm điều này là với mặt hàng gỗ mềm vào năm 1991. Theo luật chống phá giá thì tự thân ngành công nghiệp phải đưa ra các bằng chứng là mình bị tổn hại bởi bởi một mặt hàng cụ thể.

Đáng ngạc nhiên hơn, công nghiệp dệt của Mỹ không cạnh tranh với hàng may mặc VN, như quần, áo sơ-mi, áo khoác... mà các nhà bán lẻ Mỹ nhập về.

Ngành dệt Mỹ sản xuất vải sợi. Chính phủ Mỹ hứa hẹn bảo hộ ngành vải sợi bằng cách chống lại tăng trưởng nhập khẩu các sản phẩm may mặc khác. Điều này cũng giống bảo hộ các nhà sản xuất ôtô bằng cách hạn chế nhập khẩu lốp xe ngoại vậy. Tiền lệ thương mại kiểu này rất nguy hiểm, có thể vi phạm các quy tắc của WTO.

Thực chất của vấn đề là, ngành dệt Mỹ đang cố bảo vệ lợi ích của mình không phải tại Mỹ mà là ở Trung Mỹ. Nếu dự luật được thông qua, hàng may mặc VN có khả năng làm giảm giá các mặt hàng tương tự nhập từ Honduras. Những nhà máy ở Trung Mỹ nhập sợi từ Mỹ. Và như vậy, giới vận động hành lang của ngành dệt Mỹ đã cố ngăn chặn hàng may mặc VN để bảo vệ cho hàng xuất khẩu của mình sang Honduras.

Nói cách khác, với cam kết từ phía Chính phủ, người thắng cuộc chính là các đại gia sản xuất sợi, như Parkdale Mills. Còn kẻ thua thiệt chính là người tiêu dùng Mỹ, khi phải trả giá cao hơn cho quần áo mặc.

Nhưng sự nhượng bộ không phải là lý do duy nhất để Hạ viện không thông qua dự luật trước khi Tổng thống đến thăm VN. Sự phản đối còn thể hiện sự bất mãn của các đảng viên Công hòa với Chính phủ, sau kỳ bầu cử thất bại trong tháng.

Trong khi đó, có thể hiểu được sự tức giận của các nhà nhập khẩu hàng may mặc. Họ tức giận với sự bảo hộ kép trong bản dự luật, và đang tự hỏi bản này có còn đáng để họ ủng hộ hay không.

Dự luật vẫn còn cơ hội để được đưa ra trước hạ viện trong kỳ họp cuối cùng, trước khi các nghị sĩ mới vào thay chỗ các nghị sĩ cũ, nhưng việc thông qua không còn là điều chắc chắn.

Sự thất bại này là một minh chứng cho thấy: nhượng bộ chiến thuật với phe bảo hộ hiếm khi mang lại thành công chiến lược về tự do thương mại, như tuyên bố của những người ủng hộ dự luật.

Trước đây, Chính phủ đã từng tăng thuế nhập thép và tăng trợ giá nông sản, coi đó là biện pháp để cho luật tự do thương mại được thông qua, nhưng đã vấp phải phản ứng cực kỳ mạnh trên thế giới. Ngay cả vòng đàm phán Doha có thể sẽ chẳng được Quốc hội đưa ra bỏ phiếu.

Không rõ Tổng thống Bush có biết điều này. Nhưng rõ ràng các cố vấn và quan chức trong Chính phủ, những người đã làm hỏng việc thông qua dự luật PNTR với VN, đang phải nợ Tổng thống một lời xin lỗi. Bởi vì, họ đã chỉ làm cho cỗ xe cởi mở thị trường lún sâu vào con đường bảo hộ nặng nề hơn.

  • Nhật Vy (Theo Wall Street Journal)

Ý kiến của bạn?

,
,