,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
868540
Vụ Argentina áp dụng biện pháp phòng vệ với giày dép EC
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Vụ Argentina áp dụng biện pháp phòng vệ với giày dép EC

Cập nhật lúc 16:51, Thứ Sáu, 24/11/2006 (GMT+7)
,

Nhân dịp Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xin giới thiệu một số kinh nghiệm kiện và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá rất hay xảy ra giữa các thành viên của tổ chức này.

Trường hợp lần này xin kể đến phán quyết của WTO về vụ tranh chấp số hiệu DS121 giữa Argentina và EC. Nội dung tranh chấp: Argentina áp dụng một số biện pháp phòng vệ đối với giày dép nhập khẩu từ EC.

Soạn: HA 966371 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ảnh AFP.

Tên vắn của hồ sơ: Argentina - Giày dép
Bên khiếu kiện: Cộng đồng châu Âu (EC)
Bên bị khiếu kiện: Argentina
Bên thứ ba: Brazil, Indonesia, Paraguay, Uruaguay, Mỹ
Ngày nhận văn bản yêu cầu tham vấn: 06/04/1998
Ngày công bố báo cáo của ban tư vấn: 25/06/1999
Ngày công bố báo cáo của cơ quan phúc thẩm: 14/12/1999
Ngày cập nhật bản tóm tắt vụ tranh chấp: 09/11/2006

Tóm tắt nội dung hồ sơ khiếu kiện và quá trình theo đuổi vụ việc của EC.

Ngày 03/04/1998, EC đệ trình văn bản lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) yêu cầu được tham vấn về việc Argentina áp dụng biện pháp phòng vệ đối với giày dép nhập khẩu từ các nước thành viên EC.

EC khẳng định rằng với việc ra Nghị định số 226/97 có hiệu lực từ ngày 25/01/1997, phía Argentina đã áp đặt biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời dưới hình thức áp một số loại thuế cụ thể đối với giày dép nhập khẩu từ EC và tiếp đó Argentina lại áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có chủ ý thông qua Nghị định số 987/97 có hiệu lực từ ngày 13/12/1997.

EC cáo buộc các biện pháp nói trên của Argentina đã vi phạm Điều 2, 4, 5 , 6 và 12 của Hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại (gọi tắt là Hiệp định phòng vệ) và khoản XIX của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994).

Ngày 10/06/1998, EC đệ trình văn bản lên DSB yêu cầu thành lập ban tư vấn. Tại cuộc họp ngày 22/06/1998, DSB bác bỏ yêu cầu của EC. Yêu cầu lần thứ hai của EC được DSB chấp thuận tại cuộc họp của cơ quan này diễn ra vào ngày 23/07/1998. Brazil, Indonesia, Paraguay, Uruaguay và Mỹ bảo lưu các quyền của bên thứ 3. Ngày 15/09/1998, ban tư vấn được thành lập.

Phán quyết của ban tư vấn và phản ứng của Argentina

Bản báo cáo của ban tư vấn gửi đến các cơ quan điều hành của WTO vào ngày 25/06/1999 nhận định biện pháp phòng vệ của Argentina vi phạm các Điều 2 và 4 của Hiệp định phòng vệ.

Ngày 15/09/1999, Argentina thông báo ý định kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm về một số vấn đề liên quan tới Hiệp định và cách giải thích luật của ban tư vấn. Ngày 14/12/1999, báo cáo của cơ quan phúc thẩm được chuyển đến các cơ quan điều hành WTO.

Cơ quan phúc thẩm tán đồng nhận định của ban tư vấn cho rằng biện pháp phòng vệ của Argentina đi ngược lại nội dung Điều 2 và 4 của Hiệp định phòng vệ nhưng bác bỏ một số phát hiện và kết luận của ban tư vấn có liên quan đến quan hệ giữa Hiệp định phòng vệ và Điều XIX của GATT 1994 cũng như tính hợp pháp của việc áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng hoá của riêng các nước thứ ba không thuộc khối MERCOSUR.

Ngày 12/01/2000, DBS ra quyết định chấp nhận báo cáo của cơ quan phúc thẩm và báo cáo của ban tư vấn đã được cơ quan phúc tra tu chính.

Hiện trạng thực thi khuyến nghị của các bản báo cáo đã được DBS công nhận

Chiểu theo khoản 21.3 của DSU (Hiệp định giải thích các quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp), ngày 11/02/2000 Argentina gửi văn bản thông báo với DSB rằng biện pháp phòng vệ nói trên sẽ tiếp tục có hiệu lực đến ngày 25/02/2000 và kể từ ngày 25/02/2000 trở đi nước này sẽ tiến hành các biện pháp nhằm thực thi các phán quyết và khuyến nghị của DSB.

  • Nhật Vy (Nguồn: www.wto.org)

,
,