,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
895926
Chiến lược giải cứu nền kinh tế khỏi dầu mỏ ở Dubai
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Chiến lược giải cứu nền kinh tế khỏi dầu mỏ ở Dubai

Cập nhật lúc 20:08, Thứ Tư, 14/02/2007 (GMT+7)
,

Dubai đang kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế đa dạng và tiên tiến với mục đích không những giảm sự lệ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào doanh thu từ dầu mỏ mà còn tạo thành một mô hình phát triển bền vững và tích cực để các quốc gia khác trong vùng Vịnh áp dụng, một khi kỷ nguyên dầu mỏ trôi qua.

Soạn: HA 1035771 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thành phố Dubai. Ảnh: www.worldisround.com 
 
Quyết không lệ thuộc vào dầu mỏ

Nhà lãnh đạo cao cấp của tiểu vương quốc Dubai thuộc các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), ông Sheik Mohammed bin Rashid Al-Maktoum, đưa ra cam kết vào hôm 3/2 vừa qua rằng sẽ "biến tiểu vương quốc Dubai thành một thành phố toàn cầu tiên tiến, một thành phố mà nền kinh tế không còn phải lệ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ nữa".

Đó là một phần trong các tôn chỉ được nêu trong kế hoạch chiến lược Dubai - một kế hoạch đầy tham vọng nhằm nâng thu nhập bình quân đầu người ở đây từ 31.000USD lên 44.000USD vào năm 2015.

Để đạt được tham vọng này, từ nay tới đó, nền kinh tế tiểu vương quốc Dubai sẽ phải tăng trưởng trung bình 11% mỗi năm.

Hiện nay, các mảng kinh doanh ngoài dầu mỏ đã chiếm tới 97% GDP của Dubai, một bước tiến mạnh mẽ so với năm 1975, khi doanh thu từ dầu mỏ chiếm tới 64% tổng GDP nơi đây. Al-Maktoum cho rằng các mảng kinh doanh ngoài dầu mỏ sẽ phải tăng thêm tỷ trọng trong GDP trong thời gian tới.

Để làm được điều này, từ nhiều năm nay, Dubai đã tận dụng lợi thế địa lý của mình để tự biến mình thành trung tâm tái xuất khẩu lớn nhất ở khu vực Trung Đông, chiếm tới 85% tổng lượng hàng hoá tái xuất trong khu vực này.

Bên cạnh đó, chính quyền nơi này cũng áp dụng chiến thuật thu hút đầu tư mạnh mẽ, với việc nới lỏng các quy định hành chính, nâng cao hạ tầng cơ sở theo cung cách và tốc độ mà không phải ai cũng làm được.

Đi cùng với đó là việc tạo ra môi trường kinh doanh mà trong đó chi phí sản xuất và vận hành được giảm thiểu so với các thành phố cạnh tranh khác trong khu vực và trên thế giới.

"Thành phố này đã nỗ lực suốt 15 năm qua để theo đuổi chiến lược tích cực của mình là xây dựng một nền kinh tế không lệ thuộc vào dầu mỏ đầu tiên trong khu vực rốn dầu của thế giới này", Giáo sư kinh tế chính trị học Abdul Khaleq Abdulla từ Trường Đại học tổng hợp UAE cho biết.

Soạn: HA 1026811 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một công trình mới xây dựng bên bờ biển Dubai. Ảnh www.worldisround.com

"Dubai muốn chứng minh một điều rằng dù hưởng lợi nhiều từ dầu mỏ, song cuộc sống tươi đẹp với họ sẽ còn tiếp tục và đi lên sau thời đại dầu mỏ. Chính quyền ở đây muốn đảm bảo rằng nền kinh tế của họ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và sẽ không có cú hạ cánh nặng nề nào ở đây ngay cả khi dầu mất giá trầm trọng", Giáo sư Abdulla nói thêm

Tiểu vương quốc của những đại công trình

Trong một diễn biến mới nhất thể hiện ý chí toàn cầu hoá và tự biến mình thành trung tâm của thế giới, thành phố Dubai mới đây đã chính thức tiến hành xây dựng sân bay lớn nhất thế giới có tên sân bay quốc tế trung tâm thế giới Dubai (JXB), trong khi đã được đánh giá là nơi có sân bay tăng trưởng nhanh nhất khu vực Trung Đông với 28 triệu lượt hành khách năm 2006.

Dubai đặt mục tiêu sẽ đón khoảng 120 triệu hành khách mỗi năm khi JXB được hoàn thiện. Dự kiến, 5 đường băng và sân bay JXB sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2008. Sân bay JXB là một phần trong dự án khổng lồ Trung tâm thế giới Dubai (DWC) sẽ được triển khai trên một diện tích 140 km2.

Như một trung tâm vận chuyển, sân bay JXB được dự kiến sẽ đạt công suất vận chuyển 12 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Tổng chi phí cơ sở vật chất của sân bay mới này ước lên tới 33 tỷ USD.

Dubai hiện đang tiếp tục "bơm" tiền vào việc phát triển các sân bay hiện đang hoạt động nhằm tăng lượng vận chuyển lên 60 triệu lượt người vào năm 2010.

Trong khi đó, với 14.000 lao động làm việc suốt ngày đêm, những hòn đảo hình cây cọ của Dubai cũng đang sẵn sàng để đón những cư dân đầu tiên. Dự án ''The Palm Islands'' - Đảo Cọ là kế hoạch xây dựng nhóm hòn đảo nhân tạo hình cây cọ lớn nhất thế giới của Dubai. Nó bao gồm 3 nhóm đảo nhỏ là Palm Jumeriah, Palm Jebel Ali và Palm Deira.

Soạn: HA 1026815 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dự án ''The Palm Islands'' - Đảo Cọ là kế hoạch xây dựng nhóm hòn đảo nhân tạo hình cây cọ lớn nhất thế giới của Dubai. Ảnh Getty Images.

"Một khi hoàn tất toàn bộ vào năm 2010, Palm Jumeirah sẽ là một thành phố ngoài khơi với 60.000 cư dân và ít nhất 50.000 nhân viên làm trong 32 khách sạn cùng hàng chục cửa hàng lẫn điểm du lịch tại đây. ''Dự án này đã bắt kịp sự tưởng tượng của con người'', ông Colin Foreman thuộc Tạp chí kinh tế Trung Đông nói. ''Không có công trình nào giống như thế được xây dựng ở bất kỳ đâu trên thế giới''.

Dự án xây dựng đảo nhân tạo của Công ty Nakheel là kế hoạch khai hoang lớn nhất thế giới. Nó đang tạo lại đường bờ biển của Dubai tại vùng vịnh. Kế hoạch trị giá 14 tỷ USD là một phần chủ chốt trong tham vọng cạnh tranh với Singapore và Hongkong để trở thành trung tâm buôn bán của Dubai. Thành phố đang bùng nổ này cũng hy vọng vượt qua Las Vegas thành trung tâm giải trí lớn.

Các nhà quan sát cho biết họ vô cùng ngạc nhiên trước việc Dubai có thể xây dựng một khu liên hợp lớn hơn hoặc có thể nhỏ hơn những gì đã hoạch định, dù gặp phải vài khó khăn khiến việc khai trương hồi năm ngoái bị trì hoãn. 

Với tốc độ phát triển như vũ bão, Dubai đã chuyển mình từ một nơi buôn bán thưa thớt vào những năm 1950 thành một đô thị hào nhoáng với khoảng 1,5 triệu dân.

  • Nhật Vy (Theo AFP, BBC, CNN)

,
,