(VietNamNet) - Giá xe trung bình ở thị trường Việt Nam đang cao một cách phi lý, là một trong những nơi mà giá ôtô cao nhất thế giới. Hãy so sánh bằng những con số thực.
Đó là nhận định chung của những người có lợi ích liên quan trong việc kinh doanh ôtô ở Việt Nam hiện nay, và ngày càng nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đồng tình.
>> Thị trường xe hơi Việt Nam: Thượng đế giật mình
>> Xe ôtô giá rẻ Trung Quốc chờ ngày lên tàu sang VN
>> Xe ôtô giá rẻ sẽ tràn ngập thị trường
>> Xe ôtô giá rẻ đã xuất hiện tại Việt Nam!
Giá xe ở Việt Nam đắt bậc nhất thế giới
Do những nguyên nhân trên, giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn hai lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Bất kỳ ai, đang quan tâm đến việc mua xe hơi bằng chính đồng tiền của mình, cũng đều rất bất bình vì giá cao một cách phi lý.
So sánh giá một số loại xe thông dụng ( đơn vị: USD, tháng 10/2005) | ||
Nhãn xe | Giá tại nước sở tại | Giá bán tại Việt Nam |
BMW 3-Series
Ford Focus Ford Ranger Ford Escape MAZDA3 MAZDA6 Kia Spectra Mercedes Benz C Class Toyota Camry Toyota Corolla Toyota Land Cruiser Lexus LS 430 Mitsubishi Lancer Suzuki Grand Vitara |
29.300 - 37.450
14.075 - 17.410 14.610 - 20.275 19.425 - 28.455 13.680 - 18.685 18.995 - 24.345 13.850 29.250 - 39.150 19.025 - 25.555 14.580 - 17.555 55.325 56.225 15.199 18.399 |
63.500 - 76.000
32.500 - 39.300 27.200 - 30.600 41.900 - 47.900 26.900 - 36.200 42.500 - 46.900 20.500 59.200 - 81.100 51.600 - 65.000 37.300 71.800 chưa có 30.800 20.900 |
Vì đâu xe đắt?
Theo nhận định của nhà báo Kim Trung - một người quan tâm sát sao tới quá trình kinh doanh ôtô - người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt gấp 3 lần so với người Mỹ cho một chiếc xe tương đương là vì cho đến lúc này, toàn bộ thị trường vẫn bị chi phối bởi các nhà sản xuất ôtô nước ngoài hoặc các liên doanh với nước ngoài mà không có đối trọng từ bất cứ nhà sản xuất nội địa nào, hay mức giá cạnh tranh nào từ các sản phẩm nhập ngoại.
Thêm vào đó là chính sách thuế rất cao của Chính phủ áp cho mặt hàng này. Cụ thể, hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô du lịch sản xuất trong nước là 40%, thuế nhập khẩu linh kiện là 20%-30%.
Ngoài ra phải kể đến yếu tố hiệu quả của sản xuất. Một chuyên gia lâu năm trong ngành công nghiệp ôtô cho hay, 11 liên doanh đăng ký sản xuất 148.000 xe/năm, nhưng trên thực tế họ chỉ khai thác được 30% công suất. Thông thường, công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu để khấu hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có lãi “khủng khiếp”, chứng tỏ giá bán ôtô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe.
Theo qui luật thị trường thì ai hoạt động không hiệu quả sẽ phải rút lui, nhường lại thị trường cho ai đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng do được bảo hộ nên chẳng thấy ai rút lui mà chỉ thấy người mới kéo đến thêm. Còn người tiêu dùng thì vẫn phải chịu giá cao mà chẳng hiểu vì sao lại cao đến thế.
Còn một chuyện để bàn nữa là hiệu quả của quản lý. Khi các doanh nghiệp nhập linh kiện do chính các công ty “mẹ” hay trong chính tập đoàn của mình sản xuất, ai sẽ biết được cái giá thực sự của linh kiện?
Tiêu thụ thực tế quá thấp
Theo thống kê của Cục Đường bộ và Cục Cảnh sát giao thông cho biết, số lượng ôtô đăng ký trong giai đoạn 1999 - 2004 liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, bất chấp giá ôtô ở VN cao bậc nhất thế giới.
Nếu như năm 1999 chỉ có 22.596 xe ôtô đăng ký mới thì đến năm 2000 số xe đăng ký mới là 32.259, và đến cuối năm 2004 có 81.497 ôtô đăng ký mới; đưa tổng số xe ôtô trên cả nước 756.497 chiếc.
Đi cùng với tốc độ mua sắm xe hơi, lượng xe bán ra của các liên doanh trong nước cũng tăng nhanh từ 14.000 xe năm 1999 lên gần 40.000 xe năm 2004. Năm 2005, tính đến hết tháng 7, tổng lượng xe tiêu thụ là 19.214 chiếc, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2004. Và theo dự báo của Hiệp hội ôtô Việt Nam thì thị trường ôtô trong nước có thể đạt mức tiêu thụ 100.000 xe/năm vào những năm sau 2005.
Bộ Giao thông dự báo, trong giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng ôtô Việt Nam sẽ vào khoảng hơn 16% mỗi năm và đến 2010 cả nước sẽ có hơn 1,2 triệu ôtô; giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng đạt hơn 8% mỗi năm để đến năm 2020 lượng ôtô cả nước sẽ đạt trên 2,62 triệu chiếc. Con số này vẫn còn quá nhỏ.
Theo tính toán trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020, mức tiêu thụ ôtô của nước ta sẽ đạt 1,4 xe/1000 dân so với mức 0,2 xe/1000 dân hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ này mới chỉ bằng mức tiêu thụ của Indonesia vào năm 2000.
Rõ ràng, hiện tại thị trường ôtô Việt Nam tuy có tốc độ tăng trưởng cao số lượng tiêu thụ thực tế vẫn còn thấp.
-
Nhật Vy