221
5103
Thị trường
thitruong
/kinhte/thitruong/
740682
6 cách phòng tránh chi tiêu quá trớn mùa lễ Tết
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
6 cách phòng tránh chi tiêu quá trớn mùa lễ Tết
,

Kiểm soát việc chi tiêu là rất quan trọng và đặc biệt trong mùa lễ Tết năm nay, khi hàng loạt yếu tố bất lợi với túi tiền đang hiển hiện như giá cả hàng hoá dịch vụ đã tăng cao, đại dịch cúm gia cầm đang diễn biến khó lường.

Chỉ cần lơ là đôi chút, những hậu quả to lớn của việc chi tiêu quá trớn sẽ làm mất vui trong năm mới và có thể một thời gian dài sau đó nữa.

Soạn: AM 646546 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một ông già Noel đứng trước cửa hiệu mua sắm để thu hút  khách.

Do vậy, khi mùa mua sắm đang đến, các chuyên gia tài chính đã có một số lời khuyên nhằm hạn chế tối đa những khoản chi chưa thực sự cần thiết, song không phải lúc nào cũng có thể tỉnh táo nhận ra.

1. Tránh nghe nhiều lời đường mật

Những ngày này, khi bước vào một cửa hàng, siêu thị hay thậm chí nhìn từ ngoài khi đang đi trên phố, người ta dễ dàng nghe hay đọc được những lời đường mật kiểu như: "Mua 1 tặng 1", "Đại hạ giá" hay "Cơ hội vàng thay lời cảm ơn cuối năm"...

Ai cũng biết mấy lời này là kết tinh của những thủ thuật marketing mà tác giả là những chuyên gia quảng cáo cao cấp và mục tiêu rõ ràng là hướng khách hàng tới việc rút và rút nhiều tiền túi hơn nữa để họ thu lời nốt những ngày cuối năm. Thế nhưng, để tránh khỏi cám dỗ của chúng, quả là việc không dễ.

Có 2 cách được các chuyên gia cho là có thể giúp bảo vệ mình trước những cám dỗ đó. Đừng cố tìm đủ tiền để mua bằng được một lô hàng để được quà tặng kèm theo. Suy nghĩ "trước sau gì cũng phải dùng đến, sao không cố mua ngay để được tặng quà" nhiều khi làm hại túi tiền hơn bất cứ lẽ gì. Trong khi đó, vào dịp lễ Tết cuối năm, có hàng trăm thứ cần phải mua ngoài những lô hàng đó.

Thứ hai, cần tập trung vào giá cả và nhu cầu hiện tại chứ không nên quá tập trung vào việc so sánh giá hiện nay với giá gốc. Một chiếc áo kiểu cách trước đây bán 30USD giờ có giá 15USD chưa hẳn là một món hời khi nhu cầu của mùa đông không cao trong khi túi tiền đang eo hẹp cho những món hàng cần thiết hơn.

2. Lên danh sách và lập bản đồ mua sắm

Việc lên danh sách các thứ cần mua là điều các bà nội trợ vẫn hay làm, ngay cả khi đi mua nguyên phụ liệu cho một nồi thức ăn ngày nghỉ. Vậy thì càng phải lập và xem đi xem lại rất kỹ danh sách kiểu đó trước khi đi mua sắm cuối năm. Một khi đã cân đối các khoản sẽ mua, đừng thay đổi hoặc ít nhất là hạn chế các khoản mua phát sinh khi đi ra đường.

Ngoài ra, cần lập trình sẵn đường đi nước bước cho đợt mua sắm lớn ấy. Xác định trước các địa điểm ghé mua không những tiết kiệm thời gian và xăng xe mà còn giúp người tiêu dùng tránh được những tụ điểm mọc ra theo kiểu cơ hội với mục đích "làm một tháng, sống một năm".

3. Đừng quên những thức dùng hàng ngày

Lập danh sách các thứ cần mua sắm cuối năm là một việc làm không dễ và vì thế, nhiều người đã quên những nhu yếu phẩm thường ngày như gạo, mắm muối, dầu ăn hay thậm chí là mì ăn liền. Quên chúng, người ta tự cảm thấy có thêm một khoản cho rượu, giấy trang trí hay những thứ màu mè khác, để rồi khi về nhà rồi thì vẫn cứ phải xách giỏ đi sắm thêm một lần nữa.

Những nhu yếu phẩm thường ngày ấy lại càng phải được tính đến đầu tiên nếu như người nào có mẹ già, con nhỏ. Cần mua sắm sửa đầy đủ các thứ đó dành cho cả kỳ nghỉ trước khi nghĩ tới những mặt hàng Tết.

Thế nhưng, đừng tiết kiệm những chiếc thiệp xinh xắn gửi cho những người yêu thương, bởi về phương diện nào đó, chúng là mặt hàng quan trọng bậc nhất trong dịp này dù không có trong danh sách hàng nhu yếu phẩm hàng ngày.

4. Kiểm lại việc chi tiêu trong kỳ nghỉ năm trước

Làm như vậy để phát hiện ra những khoản tiêu nào đã gây "khủng hoảng tài chính" trong kỳ lễ năm ngoái. Như vậy, ít nhất có thể gạt chúng ra khỏi danh sách mua sắm năm nay. Nhớ lại từng thứ chi tiêu năm ngoái đã khó, kiểm điểm lại hiệu quả của từng việc ấy còn khó hơn. Song vẫn cần làm, bởi chỉ chút ít thời gian động não ấy có thể giúp giữ được một khoản kha khá.

Không chỉ dừng ở đó, cần mở rộng những thứ "báo hại" ấy bằng cách thử hình dung ra những thứ hàng tương tự xuất hiện trong năm nay, mà với trí sáng tạo dồi dào của mình, các nhà sản xuất đã khiến người tiêu dùng tưởng là khác trước.

5. Cân đối lại tài khoản

Thường thì vào những tháng cuối năm, người ta đã cố tình dành dụm lại chút ít trong thu nhập hàng tháng để dành cho kỳ mua sắm cuối năm. Theo các chuyên gia tài chính, chỉ nên tiêu trong giới hạn tiết kiệm được với mục đích rõ ràng như vậy thay vì mở rộng nó.

Thực tế, làm được điều đó không hề dễ dàng. Nhiều người đã chi tiêu bằng khoản tiền ứng trước, người khác lại tặc lưỡi với suy nghĩ "cả năm chỉ có một dịp, không xả láng cũng phí"... Những quyết định dễ dãi dựa trên lập luận như vậy sẽ khiến chủ nhân của chúng phải lo lắng, vất vả ngay từ những ngày đầu năm, thậm chí bị đòi nợ từ những ngày đẹp đẽ ấy.

6. Về ngay khi đã hoàn tất danh sách mua sắm

Rất nhiều người, trong rất nhiều trường hợp, nghĩ rằng mình nên dạo một vòng quanh siêu thị hay khu buôn bán. Họ yên tâm rằng đã quyết đóng sổ và xác định chỉ đi ngắm nghía cho vui thì sẽ không chi quá trớn cho bất kỳ món hàng nào khác.

Nhà sản xuất không bao giờ quên những khách hàng đầy tiềm năng như vậy. Họ luôn có sách lược hợp lý cho đối tượng thích ngắm nghía này. Những lời mời chào nồng nhiệt, những quảng cáo bắt mắt, những món quà khó cưỡng đã sẵn sàng, và thường thì giỏ mua sắm của người tiêu dùng sẽ lại phải mở ra ít nhất vài lần nữa. Tất nhiên, túi tiền cũng vơi đi dù trước đó đã bị khoá!

Hy vọng, một kỳ nghỉ êm đềm, ấm áp và ngập tràn hạnh phúc sẽ đến với những người tiêu dùng thông thái và dư âm của nó vẫn sẽ ngọt ngào khi kỳ nghỉ kết thúc.

  • Nhật Vy (Theo Money Advice, Careerbuilder)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,