221
5103
Thị trường
thitruong
/kinhte/thitruong/
743412
Khủng hoảng nhân sự cao cấp trong doanh nghiệp VN
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Khủng hoảng nhân sự cao cấp trong doanh nghiệp VN
,

(VietNamNet) - Trước thềm hội nhập, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn về ngành nghề, thương hiệu, tài chính, thị trường..., còn một nỗi lo canh cánh khác trong cuộc cạnh tranh là thiếu hụt về nhân sự. Dưới đây là tâm sự của các DN sau quá trình chiêm nghiệm từ thực tiễn ở chính công ty mình.

Người tìm việc thì nhiều, người đáp ứng thì ít

Đối với hoạt động của một DN, ngoài yếu tố vốn, phương án kinh doanh, thì phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Tất cả các chủ DN ở VN hiện nay đều cảm nhận được rằng với nền kinh tế ngày càng phát triển, công việc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, thị trường cạnh tranh gay gắt, thì nguồn nhân lực cao cấp trong quản trị kinh doanh càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nhưng, không phải DN nào cũng làm được điều này.

Nhân lực cấp cao luôn là mối bận tâm của các Giám đốc DN, các nhà quản lý. Ảnh: Đ.V

Mỗi năm VN có 1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ sung  vào lực lượng lao động của đất nước. Nguồn bổ sung dồi dào này một mặt giải quyết được vấn đề nhân công cho một nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên lượng lao động thì được bổ sung, nhưng chất lượng thì không tăng. Trong khi đó, các DN không đi tìm những người lao động chung chung, mà tìm người có trình độ ngành nghề và kỹ năng làm việc hiệu quả. Và vì vậy, hầu hết các DN đều đứng trước tình cảnh “nga con mắt bên trái, đỏ con mắt bên phải” nhưng vẫn không tìm được nhân viên vừa ý.

DN tư nhân nước uống Sapuwa thành lập từ năm 1992, có thị trường khá rộng lớn ở TP.HCM, đến nay có 300 lao động. Thế nhưng ông Lê Như Ái, giám đốc DN bộc bạch: “Một trong những khó khăn mà chúng tôi phải đương đầu tìm kiếm và sử dụng, đó là nguồn nhân lực cao cấp. Quả thật, người tìm việc thì nhiều, nhưng người thực sự đáp ứng được yêu cầu của DN rất hiếm hoi”.

Cũng như ông Ái, ông Bùi Văn Hải, lãnh đạo công ty Kềm Nghĩa than thở: “Trong suốt gần 2 năm săn lùng, rao tìm các vị trí trưởng phòng, có nhiều ứng viên đến dự tuyển, nhưng thật khó khăn đến giờ này chúng tôi vẫn không thể nào tuyển được người”.

Bà Trần Thị Đường, cố vấn Công ty dệt Phong Phú cho biết, có đợt Phong Phú tuyển dụng, trong số 20 ứng viên chỉ chọn được 2.

Các nhà tuyển dụng than thở khá nhiều điều về lực lượng nhân sự hiện nay. Một nhược điểm lớn mà nhà tuyển dụng đặc biệt than phiền là tư duy sáng tạo, khả năng tự tin, chủ động trong công tác của nhân viên rất thấp. Nhân viên không có hoặc không dám đưa ra ý tưởng mới, mà thường thụ động chờ ý kiến cấp trên, ch đề tài, hướng dẫn và làm theo một cách máy móc.

Các DN còn cho rằng kiến thức xã hội của SV mới ra trường quá ít ỏi. Cứ tưởng rằng điều này không lớn lao, nhưng thực chất nếu không có kiến thức xã hội, thì nhân viên cũng không thể nhanh nhạy.

Cầu tăng, cung không đổi

Trên thực tế nguồn cung lao động vẫn không hề thiếu, nhưng thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao. Ông Tiffani Nguyễn, GĐ Phát triển chiến lược của website www.vietnamworks.com và là tác giả của bản thông số nhân lực Việt Nam, cho biết: trong quý II/2005, 30 ngành đều có nhu cầu tuyển dụng tăng cao, trong đó nhu cầu kế toán tăng 87%. Nhưng ngược lại, nguồn cung lại không mấy thay đổi. Hai ngành hành chính - thư ký và kế toán giảm cung 80% và 35%.

Ông Jonah Levey, TGĐ Vietnamworks.com và Navigos Group, nhận xét: Thông số nhân lực cho thấy khoảng trống giữa cung và cầu trên thị trường lao động vẫn tiếp tục tăng. Nhu cầu về chuyên môn cao vẫn đang tiếp diễn và ngày càng xa mức cung.

Sự thiếu hụt nhân sự, hiện nay đang là mối quan tâm “đau đầu” của các DN. Trước tình cảnh “nhân tài như lá mùa thu”, thạc sĩ Nguyên Tân Kỷ, TGĐ Công ty liên doanh công nghiệp Masan, đã phải thốt lên: “Chúng ta luôn thấy thiếu người tài, hay người tài còn ở chỗ nào đó chứ không phải chỗ chúng ta!”.

"Cỗ xe cầu hiền" của các DNVN vẫn canh cánh một niềm "phía tả"!

Đừng bay đi... "chiếc lá cuối cùng" !

hrvietnam.com, website chuyên cung cấp nhân lực cấp cao cho DN, có đối tác là DN nước ngoài chiếm đến 80% . Đ.V

Gia nhập WTO, sự khát khao chờ đợi một sân chơi bình đẳng đã không đến hẹn với VN trong năm 2005 này. Đó là điều đáng tiếc, song khi đã gia nhập mà các DNVN chưa xây dựng cho mình thực lực, thì trong cuộc chiến không cân sức này ắt sẽ đem lại bất lợi khôn cùng. Bà Trần Thị Đường nói rằng trong "cuộc chiến" không súng đạn mà bằng công nghệ, bằng tiềm lực tài chính, thương hiệu, giá cả… này, sự thắng thua phụ thuộc rất lớn vào tài năng của đôi ngũ nhân viên. Vì vậy mà "cuộc chiến" giành giật trí tuệ cũng sẽ không kém phần khốc liệt.

Toàn cầu hóa ngày càng đến gần, áp lực cạnh tranh giữa các DN ngày càng tăng, nhu cầu có đội ngũ nhân sự cao cấp càng cao. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia với chính sách nội địa hóa vị trí cao cấp trong những năm gần đây càng làm vấn đề nhân sự thêm sôi động. Các công ty nước ngoài cùng tham gia cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực cao cấp làm cho việc tuyển dụng của các DNVN đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Đã có một thời kỳ khi VN bắt đầu mở cửa chính sách mời gọi đầu tư, đồng lương tính bằng đô-la đã tạo thành làn sóng ào ạt di chuyển nhân lực từ công ty VN sang công ty nước ngoài, mà người ta gọi đó là “chảy máu chất xám”. Đúng là trong cuộc cạnh tranh nhân lực hiện nay, phần thắng đang nghiêng về các công ty đầu tư có vốn nước ngoài.

Trong một buổi gặp gỡ cảm ơn khoảng 500 khách hàng của công ty HRVietnam (một công ty tuyển dụng và cung ứng trên mạng, chủ sở hữu của hai trang website tuyển dụng nhân lực www.kiemviec.com www.hrvietnam.com), số khách hàng là DN có vốn nước ngoài đã chiếm đến 80%. HR cung ứng nhân sự cho trên dưới 1.000 ngành nghề, có trong tay 2.500 đối tác, số lượng gần đuổi kịp Vietnamworks.com với 3.000 đối tác. Trong khi đó, các DN nước ngoài có quy mô lớn, tuyển dụng số lượng lớn, nên số nhân sự được tuyển cho công ty nước ngoài sẽ chiếm trên con số 80% là chắc chắn.

Tìm hiểu nguyên nhân, các DN dễ dàng chỉ ra yếu tố đầu tiên là mức lương ở công ty có vốn nước ngoài trả cao hơn các DN trong nước. Theo điều tra của Navigos và Vietnamworks.com, chênh lệch về lương giữa DN trong nước và DN nước ngoài từ 35% đến 40%. Còn theo bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Giám đốc Công ty TNHH Le &Associates, thì mức chênh lệch lên đến 50%. “Hầu hết những ông bà chủ VN chọn lựa nhân sự với những đòi hỏi cao không kém nhng công ty nước ngoài nhưng mức lương đãi ngộ thì chưa bằng. Đó là lý do đầu tiên khiến cho các công ty VN khó thắng được trong cuộc đua tuyển dụng” - bà Lệ nói.

Tuy nhiên, Lê Văn An, Trưởng chi nhánh của một DN có vốn nước ngoài đặt tại TP.HCM, cho rằng đó chỉ là một lý do. Các nhân viên lựa chọn nơi làm việc còn quan tâm nhiều đến môi trường làm việc, như văn hóa DN, cách quản lý, điều kiện làm việc, môi trường để học hỏi và thấy rõ lộ trình thăng tiến. DN nước ngoài luôn có chiến lược phát triển nhân sự một cách bài bản, có DN còn thông báo rõ lộ trình cho nhân viên biết để phấn đấu.

Vì vậy đa số  những SV giỏi và có kỹ năng thực sự sau khi ra trường không thích về làm ở các DNVN, mà chọn các công ty nước ngoài. Ở đó, ngoài mức lương cạnh tranh, chúng tôi còn được học tập đào tạo bài bản hơn, có môi trường làm việc quy củ, văn hóa và ít ra cũng trau dồi tốt ngoại ngữ” - Hương, nhân viên làm việc cho Công ty bia Samugel, nói.

Điều này hầu như GĐ các DNVN cũng nhận ra. Nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề trên, thì không phải ai cũng đưa ra được giải pháp.

Ông Nguyễn Tân Kỷ tâm tư: “Các DN phải làm gì để không bị động trong cuộc cạnh tranh nguồn chất xám này, để không phải bất lực nhìn những chiếc lá cuối cùng bay đi mất?”.

Nỗi lo âu này không phải chỉ riêng của thạc sĩ Nguyễn Tân Kỷ, mà của tất cả các DN Việt Nam, trước làn sóng nhân lực cứ chảy dần vào các công ty nước ngoài.

  • Đặng Vỹ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,