221
5103
Thị trường
thitruong
/kinhte/thitruong/
879566
Tràn lan thực phẩm ngoại kém chất lượng
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Tràn lan thực phẩm ngoại kém chất lượng
,

Thị trường bánh kẹo, thực phẩm Tết đã khởi động khá nhộn nhịp tại TP.HCM. Hiện tượng kinh doanh hàng không “đát”, hết “đát” lại bùng phát.

Thực phẩm chế biến quá “đát” bị QLTT bắt giữ ngày 18-12 tại quận 7-TP.HCM (NLĐ)

Đến thời điểm này, tại các chợ đầu mối ở TP.HCM như Bình Tây, Tân Bình, An Đông, mặt hàng bánh kẹo ngoại (Trung Quốc (TQ), Malaysia, Indonesia...) đã chiếm lĩnh thị trường, trong đó nhiều nhất là hàng TQ. Bánh quy ngoại (thùng thiếc) giá bán khá rẻ, từ 29.000 đồng- 33.000 đồng/thùng 800 g, bánh hộp giấy trên dưới 10.000 đồng/hộp, kẹo sô-cô-la TQ chưa tới 20.000 đồng/gói 500 g... Nhiều người bán cho biết các mối hàng mua nhiều chủ yếu là chọn hàng ngoại do giá rẻ, mẫu mã lại đa dạng hơn hàng nội.

Đầy rẫy bánh kẹo quá “đát”

Tuy nhiên, nếu xem kỹ bao bì người mua sẽ dễ dàng phát hiện nhiều loại bánh kẹo “có vấn đề” như đã hết hạn sử dụng từ vài tháng trước đó, “đát” được in lại bằng mực lem nhem, hoặc không ghi hạn sử dụng (rất nhiều bánh kẹo TQ không ghi hạn sử dụng). Riêng hàng cận “đát” thì nhiều vô số kể. Tại một gian hàng kinh doanh bánh kẹo ở chợ Bình Tây, chúng tôi thắc mắc hàng hết “đát” hoặc không ghi “đát” sao vẫn bán thì chủ hàng phản ứng: “Hàng giá rẻ mà đòi hỏi cái gì, có phải lần đầu đi lấy hàng không?”. Khảo sát các chợ Tân Bình, Bà Chiểu, Hòa Bình cho thấy các loại bánh kẹo cận “đát”, quá “đát” hoặc không ghi “đát” cũng rất nhiều.

Ngoài hiện tượng nói trên, thị trường cũng đang xuất hiện rất nhiều bánh kẹo của các cơ sở nhỏ trong nước sản xuất nhưng lại mang nhãn hiệu ngoại. Loại sản phẩm này thường không ghi địa chỉ sản xuất, không ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.

Nhập thực phẩm kém chất lượng

Theo các cơ quan chức năng, cuối năm thường là dịp hàng hóa có chất lượng kém được tung ra thị trường, nhất là các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm chế biến. Gần đây, Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cũng đã phát hiện nhiều vụ vi phạm có quy mô lớn. Chẳng hạn, ngày 18-12, Đội 7B QLTT TP.HCM đã phát hiện tại một cửa hàng thuộc khu phố Hưng Gia 3, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, đang chứa nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến như bánh, mì, mực sấy, củ cải, đậu tương... có nguồn gốc từ Hàn Quốc nhưng đã hết hạn sử dụng từ tháng 8, tháng 9 và tháng 10-2006. Cơ quan chức năng phải huy động đến 4 xe tải mới chở hết số hàng này. Chưa hết, tại đây đội QLTT còn lập biên bản tạm giữ gần 2 xe tải thực phẩm chế biến không có hóa đơn chứng từ.

Theo lời khai của chủ hàng, số hàng trên mua từ một công ty tổng hợp bách hóa. Ngày 24-12, ông Ngô Đức Thắng, Đội trưởng Đội 7B, cho biết QLTT đã xác minh số hàng quá “đát” trên được nhập về từ 26-5-2006, tức khi nhập khẩu hạn sử dụng chỉ còn hai, ba tháng (cận “đát”). Theo quy định, số hàng quá “đát” trên sẽ bị tiêu hủy.

Ông Thắng cho biết thêm, cách nay chưa lâu Đội 7B cũng đã phát hiện tại một kho hàng ở phường Phú Thuận, quận 7 đang chứa gần 18 tấn hàng thực phẩm gồm mì, kem, cá khô, thịt khô, bánh, kẹo... của Hàn Quốc, trong đó chỉ có 6 tấn có giấy tờ. Khi lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy có trên phân nửa số hàng không đạt chất lượng, nhiễm E.coli.

Theo ông Thắng, khu vực quận 7 đang có nhiều đường dây nhập hàng từ Hàn Quốc, chủ yếu là hàng kém chất lượng, hàng cận “đát” để tiêu thụ vào dịp cuối năm.

Chi cục QLTT TPHCM cũng đã có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức lực lượng theo dõi các khu vực “nóng” để ngăn chặn hàng kém chất lượng tuồn vào TPHCM tiêu thụ trong dịp Tết sắp tới.

Hàng sản xuất trong nước cũng có vấn đề

 Trong tháng 12, Chi cục QLTT TPHCM phát hiện nhiều vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Chẳng hạn, cà phê đóng gói không ghi địa chỉ sản xuất; sản xuất chế biến nước mắm không công bố tiêu chuẩn chất lượng. Mới đây, cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở trên đường Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, sản xuất, kinh doanh xúc xích, bò viên, chả giò không công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu sản phẩm trên đều bị nhiễm vi sinh.

(Theo Người Lao động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,