221
5103
Thị trường
thitruong
/kinhte/thitruong/
881422
Thả nổi giá mua hạt điều
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Thả nổi giá mua hạt điều
,

(VietNamNet) - Ông Phạm Văn Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam, cho biết năm nay, Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) không khống chế giá hạt điều DN mua vào, mà chỉ đưa ra giá tham khảo. VINACAS cũng có văn bản gửi ngành ngân hàng đề nghị hỗ trợ DN nhằm khôi phục lại tình hình sau hai năm xuất khẩu điều thua lỗ.

2005 - 2006: xuất khẩu điều lỗ liểng xiểng, Chủ tịch Hiệp hội từ chức

Năm 2005, Hoa Kỳ và các nước EU liên kết hạ giá mua hạt điều xuống còn 4 đến 4,3 USD/kg điều nhân bóc vỏ, có khi nhập dưới 4 USD. Trong khi trước đó, năm 2004 xuất khẩu điều có lãi, các DN chế biến điều Việt Nam đã ký hợp đồng mua nguyên liệu điều thô với giá 15.000 - 16.000 đồng/kg, có khi mua tới 17.000 -18.000 đồng/kg. Kết quả, ông Công cho biết, năm 2005 ngành xuất khẩu điều bị lỗ khoảng 1.000 tỷ đồng. Năm 2006, tình hình có cải thiện hơn một chút, song vẫn lỗ.

Thua lỗ trầm trọng đến mức năm 2005 ông Hồ Ngọc Cầm, Chủ tịch VINACAS phải xin từ chức. Ông Cầm cho biết, trước đó VINACAS đã khuyến cáo năm 2005 điều sẽ rớt giá, nhưng DN đang làm ăn có lãi và nhận định ngược lại.

Điều trớ trêu là hạt điều VN đã khẳng định được vị thế số 1 trên thế giới. Các nước tiêu thụ đều công nhận hạt điều VN chất lượng cao hơn hẳn các nước khác, lượng dầu cao, thơm ngon hàng đầu. Ngành điều Việt Nam xuất khẩu đng nhì thế giới, chỉ sau Ấn Độ.

Ông Công cho rằng, lẽ ra với những ưu thế này, ngành điều phải thắng lợi. Thế nhưng thời gian qua vẫn thua lỗ, ngoài nguyên nhân khách quan là bị các nước nhập khẩu liên kết ép giá, còn vì những yếu tố thuộc về cách làm của ngành điều Việt Nam. Công tác chế biến của Việt Nam vẫn còn nặng về làm thủ công, hai công đoạn khó khăn nhất là cắt vỏ cứng và bóc vỏ lụa nặng nề và tốn nhiều nhân công nhất nhưng đến giờ vẫn chưa nhập công nghệ để cải tiến. Khâu thu mua hạt điều chưa được điều hành quản lý tốt. Tình trạng làm ăn gian dối như đem ngâm nước hạt điều để tăng trọng, hái điều non, trộn tạp chất… vẫn còn phổ biến, đã làm giảm chất lượng nhân điều xuất khẩu. Chính những điều này làm giảm uy tín ngành điều Việt Nam, cũng là một phần nguyên nhân để các nước nhập khẩu hạ giá mua.

“Ngân hàng cũng là yếu tố góp phần làm nên thua lỗ của ngành điều” - ông Công nói. Trong tình trạng nước sôi lửa bỏng, bị đối tác ép giá, hàng hóa ứ đọng không bán được, thì ngân hàng lại đòi tiền cho vay. DN đành phải hạ giá, bán tháo để trả ngân hàng. Vì vậy DN càng thêm thua lỗ.

Bỏ khống chế giá, kêu gọi ngân hàng

Chế biến điều xuất khẩu

Nhờ có giá trị kinh tế cao, cây điều thời gian qua được phát triển rất nhanh. Năm 1995 có 190.300ha thì sau 10 năm đã có 433.000ha. Sản lượng hạt điều đạt 350.000 tấn. Cả nước có trên dưới 200 nhà máy chế biến, công suất 600.000 tấn/năm, xuất khẩu 115 tấn nhân, giá trị kim ngạch 500.000 USD. Riêng ngành chế biến xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho 500.000 lao động.

Qua nhiều năm xuất khẩu, VINACAS rút ra “quy luật” là ngành điều có chu kỳ 5-6 năm, thua rồi sẽ được. Nếu theo chu trình này, thì năm 2007 sẽ là năm thắng lợi của ngành xuất khẩu hạt điều. Vì vậy, năm nay VINACAS quyết tâm tranh thủ thị trường.

VINACAS khuyến khích DN nhập hạt điều tốt từ các nước về chế biến. Một lợi thế lớn là hạt điều Việt Nam đã khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế, đã có thương hiệu trực tiếp, chứ không phải xuất “qua cầu” nước  thứ 3 để như các mặt hàng nông nghiệp khác. VINACAS kêu gọi các DN bỏ cách làm ăn kiểu cũ, để tiến lên cạnh tranh với sản phẩm xuất khẩu của Ấn Độ.

VINACAS đưa ra mục tiêu năm 2007 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 700 triệu USD. Điều này, theo Tiến sĩ Phạm Văn Biên, Chủ tịch VINACAS, sẽ không khó nếu có ngân hàng đng bên cạnh hỗ trợ, bởi sau hai năm thua lỗ, DN bây giờ thiếu vốn phục hồi.

Mới đây VINACAS đã có văn bản gửi đến các ngân hàng đề nghị hợp tác, hỗ trợ. Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Techcombank, giám đốc Techcombank TP.HCM, cho biết năm trước Techcombank đã dành 350 tỷ đồng cho DN ngành điều vay, và năm nay sẽ dành ra 600 tỷ cho vay. Nhưng bà Tâm cũng nói thêm, nếu thấy có chiều hướng tiến triển tốt, DN có chiến lược, Techcombank sẵn sàng ủng hộ cao hơn, có thể cho vay đến 1.000 tỷ. Mức cho vay đến 80-85% giá trị hàng tồn kho. Techcombank cũng đã liên kết với các công ty dịch vụ vận tải, kho vận hỗ trợ cho DN. Ngoài vận tải, các công ty kho vận sẽ hỗ trợ làm các thủ tục hàng hóa và vận chuyển.

Ông Công cho biết, năm nay sẽ bỏ việc quy định giá mua đầu vào như mọi năm. Quan điểm của VINACAS là để DN tự chọn lựa trong cơ chế cạnh tranh tự do. Hiệp hội sẽ tham khảo thông tin thị trường trong nước và quốc tế để đưa ra giá tham khảo. Giá này cũng cung cấp cho ngân hàng để ngân hàng căn cứ xem xét tình hình kinh doanh của các DN mà có quyết định đưa ra chính sách hỗ trợ cho vay. Điều đó có nghĩa, ngân hàng cũng sẽ không áp dụng quy chế chung cho mọi DN, mà tùy tình hình thực tiễn kinh doanh cụ thể của mỗi DN mà có chế độ cho vay khác nhau.

  • Đặng Vỹ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,