221
5103
Thị trường
thitruong
/kinhte/thitruong/
1230778
Chưa vào mùa, bánh trung thu đã tăng giá 15%
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Chưa vào mùa, bánh trung thu đã tăng giá 15%
,

 - Hàng loạt tên tuổi lớn như Kinh Đô, Hữu Nghị, Bánh Mứt kẹo Hà Nội, Hải Hà Kotobuki đã đồng loạt đưa ra thị trường mẻ bánh trung thu đầu tiên, dù hiện mới là cuối tháng 6 âm lịch.

Ngay từ ngày 14/8, trên quầy kệ tại các hiệu bánh của Kinh Đô, Hải Hà Kotobuki đã thấy xuất hiện những chiếc bánh trung thu đầu tiên. Liền sau đó ngày 16/8 và 18/8, bánh trung thu của Hữu Nghị, Bánh Mứt kẹo Hà Nội cũng có mặt trên thị trường.

Đón đầu nhu cầu ăn thử, thờ cúng tổ tiên vào các ngày mùng 1, ngày rằm tháng 7 âm lịch của người dân Hà Nội, bánh nướng, bánh dẻo mà các hãng đưa ra đợt này chủ yếu là loại nhân truyền thống, quen thuộc như ngũ nhân, thập cẩm lạp xưởng, đậu xanh, đậu đỏ, sen nhuyễn… 

Các loại nhân trứng mặn, nhân cao cấp, bánh hộp để biếu đều ít hoặc chưa thấy xuất hiện. 

Mô tả ảnh.

Các băng-rôn quảng cáo báo hiệu mùa trung thu 2009 sắp về. (Ảnh: N.N)

Điều chỉnh giá linh hoạt

Khác với chiều hướng tăng giá đồng loạt ở mức 20% cùng kỳ năm trước, năm nay giá bánh được các hãng điều chỉnh tăng, giữ hoặc giảm linh hoạt tùy từng phân khúc, thương hiệu.

Có thể thấy như Kinh Đô, theo Giám đốc Kinh doanh miền Bắc – anh Phan Văn Minh, loại bánh lẻ của hãng năm nay chỉ tăng giá trung bình khoảng 8%. Trong khi loại bánh hộp cao cấp (dòng Trăng vàng) có mức tăng đến 15% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, bánh Hữu Nghị thay vì nhất loạt đều tăng khá mạnh hồi năm ngoái thì năm nay giá cả được điều chỉnh có giảm, có giữ và có tăng tùy từng dòng bánh.

Cụ thể, dòng đại trà, thuộc phân khúc trung bình khá của Hữu Nghị năm nay giá giảm phổ biến từ 1.000-2.000 đồng/chiếc. 

Cùng trọng lượng 150g, bánh nướng ngũ nhân của hãng năm ngoái giá bán 24.000, nay còn 22.000 đồng/chiếc; bánh nướng hạt dưa sen nhuyễn từ 26.000 đồng, hiện còn 25.000 đồng; bánh dẻo thập cẩm gà quay từ 29.000 giảm còn 27.000 đồng...

Giữ thậm chí tăng giá phải kể đến dòng bánh hộp cao cấp. Đơn cử, Hộp hảo hạng 8 chiếc của Hữu Nghị giá vẫn là 390.000 đồng, còn Hộp đặc biệt 9 chiếc từ 480.000 đồng của năm ngoái, nay dự kiến nâng lên là 490.000 đồng.

Các hãng khác như Bánh Mứt kẹo Hà Nội, Hải Hà Kotobuki hay Bảo Minh cũng có mức tăng giá phổ biến lần lượt là 10, 15 và 5%.

Đắt tiền vì… hàng hiệu

Mô tả ảnh.
Tại cửa hàng bánh ngọt Hải Hà Kotobuki trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, nhiều người dân đã mua bánh trung thu về ăn thử. (Ảnh: N.N)

Sở dĩ giá bánh trung thu năm nay tiếp tục tăng, theo nhiều hãng, một phần là do vài loại nguyên liệu như đường, nhân bánh hiện tại rất khan hàng, giá tăng mạnh.

Chị Lê Thu Ngọc, đại diện Bánh Mứt Kẹo Hà Nội cho biết, để đảm bảo chất lượng bánh, đặc biệt với bánh dẻo thì nhà sản xuất phải sử dụng đường mới, đảm bảo độ ẩm. 

Mặt khác, do giá luôn biến động nên các nhà máy đường cũng như nhà sản xuất bánh thường không chịu ký hợp đồng cung cấp, tích trữ dài hạn. Vì thế, việc giá đường liên tục leo thang trong 1-2 tháng trở lại đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

Không chỉ đường mà nguồn cung một số loại nhân bánh cũng đang gặp khó khăn khi nhà sản xuất, cung cấp chính là Công ty Men Thực phẩm Mauri La Ngà (Đồng Nai) vừa mới bị đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm môi trường. Điều này khiến những hãng vốn phải nhập nhân bánh lúc này đang trong cảnh đứng ngồi không yên.

Không hoàn toàn đồng tình với ý kiến nêu trên, đại diện hãng Kinh Đô lại cho rằng, mức tăng giá của nguyên liệu đầu vào hiện chưa đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm. 

Với Kinh Đô, “lúc đầu hãng còn tính chuyện không tăng giá bán” – đại diện này bật mí và dẫn giải, việc nâng giá hiện nay, đặc biệt là dòng bánh cao cấp chủ yếu do khâu nâng cấp chất lượng.

Được biết ngoài việc giảm độ ngọt, xu hướng gia tăng độ mềm mịn của bánh, độ cầu kỳ và độc đáo của phần nhân cũng như vỏ bánh… tiếp tục được các tên tuổi đẩy mạnh khai thác.

Nhìn vào chiến lược giá linh hoạt của nhiều hãng hiện tại cho thấy, bánh trung thu cao cấp chính là phân khúc được kỳ vọng mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Đồng thời việc tăng giá ở phân khúc cao cấp là “chiến thuật” nhằm tỏ rõ đẳng cấp thương hiệu trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp lớn.

  • Nguyễn Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));