Đồ gỗ vào Nhật:Thiết kế nên nhỏ hơn thị trường khác
12:30' 15/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Tình hình kinh tế suy thoái kéo dài đã khiến người Nhật ngày càng chú ý hơn tới các mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu từ nước ngoài với giá rẻ hơn hẳn, trong đó có hàng VN. 

Soạn: AM 244962 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Làm đồ gỗ xuất khẩu.

Đây là thông tin do Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản vừa khuyến cáo với các DN xuất khẩu đồ gỗ. Hiện, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới với mức tiêu dùng bình quân tới 100 USD/hộ/tháng.

Do tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật trong thời gian rất dài đã ảnh hưởng lớn tới mức sống của người dân. Người Nhật Bản đang ngày càng hạn chế tiêu dùng hơn, cụ thể là hạn chế chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền mà chú trọng hơn đến những mặt hàng rẻ tiền. Tình hình này đang tạo cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài với giá rẻ hơn hàng nội địa (dù chất lượng nhìn chung có kém hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật.   

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào Nhật có xu hướng tăng mạnh, riêng 11 tháng năm 2004, hàng đồ gỗ Việt Nam đã chiếm 7,2% thị phần tại Nhật. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước đã đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 21%.Tuy nhiên, hàng đồ gỗ của Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng hóa cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Indonesia. Trong đó, Trung Quốc với ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công rẻ đã chiếm tới 41% thị phần. 

Để tiếp tục thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào Nhật trong thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã đưa ra một số khuyến cáo với DN. Thứ nhất, đồ gỗ là loại đồ dùng chiếm diện tích lớn nhất trong phòng. Do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nói chung là nhỏ, dẫn đến kích thước đồ dùng trong nhà cũng phải nhỏ hơn, để dễ thâm nhập thị trường, DN hãy làm sản phẩm kích thước nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất đi Mỹ, EU...

Mặt khác, người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm như đen, nâu... DN cũng nên tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng nhiều mục đích do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp.

Ngoài ra, do Nhật Bản là nước có khí hậu rất khô nên đồ gỗ hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu từ Nhật là tốt nhất. Tuy nhiên, do giá rất đắt nên hiện nay rất ít công ty Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản đầu tư mua trang thiết bị này).

  • PT

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá tôm tăng mạnh (13/01/2005)
Iran mong muốn mở rộng thương mại với VN (12/01/2005)
United Airlines hoạt động tại Hà Nội (12/01/2005)
Dệt may nên ''phòng thủ'' kiện phá giá (12/01/2005)
10 ngày sau hạn ngạch,Dệt may vừa-nhỏ bươn chải tìm lối (11/01/2005)
Du lịch Tết: Giá tour "ngoại" tăng 25-40% (11/01/2005)
Trọng tâm xúc tiến thương mại: Sau đồ gỗ là nhựa? (10/01/2005)
Tái phát cúm gia cầm, giá thực phẩm lại leo thang? (10/01/2005)
Bắt giữ hàng ngàn sản phẩm đồ chơi bạo lực (06/01/2005)
12 DN may bị cắt hạn ngạch vào Mỹ (06/01/2005)
Xuất khẩu sang Malaysia tăng đột biến (04/01/2005)
Nhiều hãng điện tử tài trợ 10-20% cho khách hàng (03/01/2005)
Trung Quốc xóa hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa (03/01/2005)
TP.HCM: 2 ngày Tết, đón trên 3.500 du khách quốc tế (03/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang