Dự án Nam Côn Sơn:Vốn thực hiện lớn nhất phía Nam
18:06' 20/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được xem là có vốn thực hiện nhiều nhất trong số các dự án đầu tư nước ngoài ở khu vực phía Nam với 454 triệu USD (gần bằng 50% tổng vốn đăng ký).

Soạn: AM 248869 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Dự án Đường ống Dẫn khí Nam Côn Sơn. Ảnh: M.Q

Ban tổ chức giải thưởng Saigon Times Top 40  đã cho biết như thế khi công bố danh sách 40 DN đầu tư nước ngoài (FDI) đạt giải thưởng năm 2004  diễn ra chiều hôm nay (20/1).

Bên cạnh tiêu chí chung là DN phải có uy tín trong xã hội và tuân thủ tốt luật pháp Việt Nam, giải thưởng năm nay còn quyết định xét chọn tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký. 40 DN FDI được trao giải năm nay đều là những DN có vốn thực hiện nhiều nhất trong số các DN FDI ở 4 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam bao gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai.

Dự án đường ống dẫn khí Nam Công Sơn triển khai ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đưa khí đốt từ ngoài khơi vào bờ để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện trong khu vực, đã đưa vào thực hiện 454 triệu USD vốn đầu tư gần bằng 50% tổng vốn đăng ký. Ngoài ra, cũng có hai DN FDI khác có vốn thực hiện cao tính đến hết 2004 là Công ty Điện Phú Mỹ 3 và Công ty Năng lượng Mekong (Mekong Energy Company) với số vốn lần lượt là 415,85 triệu USD và 400 triệu USD.

Có 4 DN đoạt giải Saigon Times Top 40 từ cuộc xét chọn được tổ chức năm 2003, cũng nằm trong danh sách lần này bao gồm Samyang (TP.HCM), Hưng Nghiệp Formosa và Sợi Tainan Việt Nam (Đồng Nai), Chí Hùng (Bình Dương). Trong danh sách này còn có liên doanh lắp ráp ôtô  Vinastar (Bình Dương) và liên doanh khách sạn Chains Caravelle  (TP.HCM).

Năm 2004 vốn thực hiện của các DN FDI đạt 2,85 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1997, trên tổng vốn đầu tư đăng ký 4,2 tỷ USD, con số kỷ lục trong vòng 7 năm qua.

Giải thưởng Saigon Times Top 40 được Saigon Times Group (Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn) phối hợp với  sở kế hoạch và đầu tư của 4 tỉnh thành nói trên xét chọn với 10 DN cho mỗi khu vực. Năm 2003 được tổ chức với tiêu chí là tăng vốn đầu tư (vốn đăng ký).

  • Minh Quang

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Ém" heo chờ Tết: coi chừng “dội” chợ! (20/01/2005)
Thị trường Tết, lại nỗi lo gà (20/01/2005)
Vietnam Expo 2005: Cơ hội cho DN đồ gỗ (18/01/2005)
Cho phép chuyển nhượng quota dệt may đi Mỹ (18/01/2005)
Thực hiện trách nhiệm xã hội, DN lợi hay thiệt? (17/01/2005)
EU mong muốn VN sử dụng vốn ODA minh bạch hơn nữa (16/01/2005)
XTTM 2005: hướng tới thương hiệu quốc gia (16/01/2005)
Đồ gỗ vào Nhật:Thiết kế nên nhỏ hơn thị trường khác (15/01/2005)
Giá tôm tăng mạnh (13/01/2005)
Iran mong muốn mở rộng thương mại với VN (12/01/2005)
United Airlines hoạt động tại Hà Nội (12/01/2005)
Dệt may nên ''phòng thủ'' kiện phá giá (12/01/2005)
10 ngày sau hạn ngạch,Dệt may vừa-nhỏ bươn chải tìm lối (11/01/2005)
Du lịch Tết: Giá tour "ngoại" tăng 25-40% (11/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang