Dòng đầu tư mới sẽ đến từ EU
06:12' 13/05/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Dòng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều trong thời gian tới sẽ đến từ Liên minh châu Âu (EU). Các nhà đầu tư EU đã nhận thấy nhiều sự thay đổi từ Việt Nam.

Đó là nhận định của ông Milton Lawson khi đánh giá về môi trường đầu tư Việt Nam. Ông Milton Lawson là Phó Chủ tịch Văn phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam và là Giám đốc công ty luật Freshfields hoạt động 12 năm ở Việt Nam. Năm 2005 đánh dấu 15 quan hệ ngoại giao giữa EU và Việt Nam. VietNamNet có buổi phỏng vấn với ông Lawson về môi trường đầu tư của Việt Nam.

- Ông đã có nhận định dòng đầu tư mới đổ vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ đến từ EU. Vậy xuất phát từ những cơ sở nào để ông đưa ra nhận định đó? Phải chăng những nỗ lực của Việt Nam trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là căn cứ chính cho nhận định trên?

Tiến sĩ Milton Lawson, Phó Chủ tịch Văn phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam. Ảnh: M.Q

- Tham gia vào WTO là một cơ hội tốt cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam vì khi đó Việt Nam trở thành nền kinh tế mở, có môi trường kinh doanh công bằng cho các thành phần kinh tế. Do đó sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tôi không cho rằng đó là nhân tố chính yếu để các nhà đầu tư EU đến Việt Nam mà chỉ là một trong những nguyên nhân tạo sự quan tâm đối với các DN châu Âu.

- Vậy theo ông, đó là những  nhân tố nào?...

- Thứ nhất có thể kể đến sự mở rộng của EU theo hướng Đông, góp phần cho dòng đầu tư của liên minh gia tăng trên thế giới. Kế đến là những nỗ lực thay đổi môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam khiến cho quốc gia này trở thành một trong những điểm thu hút đầu tư nước ngoài mạnh và đáng chú ý trên thế giới.

Việt Nam đang từng bước thay đổi hệ thống luật pháp sao cho hấp dẫn các nhà đầu tư. Có thể kể đến những thay đổi như thay đổi trong Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự, mà theo đó sẽ tạo ra một cơ chế luật chung qui định về luật hợp đồng theo tiêu chuẩn quốc tế. Thay đổi kế tiếp là sự thống nhất luật doanh nghiệp áp dụng cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài...

Hiệp định song phương giữa EU và Việt Nam sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường 2 bên cũng là nhân tố thu hút các nhà đầu tư EU đến Việt Nam trong một vài năm tới. Nỗ lực gia nhập vào WTO của Việt Nam  như đề cập ở trên cũng là cơ sở cho nhận định của tôi. Đối với các nhà đầu tư EU vốn quen làm ăn kinh doanh trong môi trường pháp lý hoàn chỉnh thì những thay đổi của Việt Nam đã đi đúng hướng với những thói quen đó.

"...Trong hiệp định song phương giữa Việt Nam và EU có hiệp định thu hoạch sớm, có hiệu lực vào tháng 1/2005 với những cam kết thực hiện đến cuối tháng 3, nhưng cũng có những cam kết thực hiện trong năm 2005 đến 2006. Đổi lại việc miễn quota dệt may cho Việt Nam, Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng vải sợi, quần áo, thức uống, ôtô, xe máy...Việt Nam cũng cam kết mở cửa cho DN EU tham gia vào các lĩnh vực dịch vụ n hư viễn thông, sản xuất xi măng, vi tính, kỹ thuật, kiến trúc, qui hoạch đô thị...",

Milson Lawson

- Dự báo của ông dòng đầu tư từ EU vào Việt Nam sẽ mạnh cỡ nào?

- Hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU vào Việt Nam khoảng 7 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng thu hút FDI của Việt Nam. Tôi chưa thể nói được dòng đầu tư từ EU vào Việt Nam trong thời gian sẽ nhiều như thế nào, nhưng tôi tin rằng điều đó sẽ diễn ra. Còn mức độ nhiều và mạnh tùy thuộc vào khả năng cải thiện và mở cửa của Việt Nam.  Việt Nam cải thiện và mở cửa càng mạnh, càng thu hút nhiều đầu tư của EU nhất là đối với lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao.

Giống như Mỹ, EU mạnh ở lĩnh vực dịch vụ tài chính và cộng nghệ cao. Hiện nhiều nhà đầu tư EU tham gia vào lĩnh vực này ở Việt Nam, nhưng chưa nhiều vì thị trường chưa được mở đủ lớn để thu hút họ. Họ sẽ đầu tư nhiều vào Việt Nam nếu như Chính phủ mở cửa những lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông...

So sánh với môi trường đầu tư với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore... Việt Nam có lợi thế về lao động có kỹ năng, nhưng lại yếu về hạ tầng cơ sở kể cả giao thông và viễn thông, năng lượng... Bên cạnh đó, thuế ở Việt Nam cao hơn một số nước. Tôi cho rằng đây là những điểm Việt Nam cần cải thiện để hấp dẫn hơn.

- Xin cám ơn ông!

  • Minh Quang (thực hiện)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Philippines mua 60.000 tấn gạo Việt Nam (12/05/2005)
Thêm một hãng hàng không giá rẻ tại VN (11/05/2005)
VietnamAirrlines cam kết mua 4 chiếc Boeing 787 (11/05/2005)
Phân bón sẽ tăng giá theo dây chuyền? (07/05/2005)
Đổ xô mua áo chống nắng (05/05/2005)
Bồi thường thiệt hại do ngưng hoạt động siêu thị Sài Gòn (05/05/2005)
Thị trường đồ chống nóng lên cơn sốt (03/05/2005)
Sản lượng công nghiệp quý I tăng thấp (02/05/2005)
Saigon Coop đầu tư 228 tỷ đồng mở rộng thị trường (27/04/2005)
"Cơn mưa" khuyến mãi trong dịp lễ 30/4 (27/04/2005)
Giá đường còn tiếp tục tăng (25/04/2005)
Nhiều hãng mỹ phẩm nước ngoài đầu tư vào VN (25/04/2005)
280 DN tham gia hội chợ HVNCLC (25/04/2005)
SamSung chiếm lĩnh thị trường tivi màu màn hình phẳng (24/04/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang