DN gas bắt tay nhau chống hàng lậu
19:00' 05/07/2005 (GMT+7)
Soạn: AM 470186 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một đại lý gas bị cháy nổ do sang chiết gas không an toàn.

(VietNamNet) - Ngày 05/7 các DN kinh doanh gas như Petro VN, VT gas, Gia đình gas… đã tổ chức cuộc gặp mặt bàn biện pháp đối phó với tình trạng nhộn nhạo trong kinh doanh của thị trường gas hiện nay.

 

Theo các DN, thực trạng các đại lý kinh doanh gas làm ăn chụp giựt như sang chiết gas lậu, cung cấp sản phẩm gas không an toàn cho người tiêu dùng tuy không mới nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp phòng chống nào hiệu quả. Đây không chỉ là vấn nạn nguy hiểm cho mỗi gia đình mà uy tín, thương hiệu của các công ty gas cũng đang bị ảnh hưởng rất nhiều.

 

Để bảo vệ quyền lợi khách hàng cũng như của chính mình các DN kinh doanh gas cho rằng việc thành lập Hiệp hội các DN kinh doanh gas là cần thiết. Theo đó, những DN làm ăn chân chính sẽ được vào hiệp hội và cùng liên kết với nhau chống lại các hoạt động kinh doanh bất chính trên thị trường gas.

 

Cụ thể, mỗi DN sẽ có một người chuyên theo dõi thị trường gas, khi phát hiện cơ sở hay đại lý nào có hành vi sang chiết gas lậu hay đánh tráo vỏ bình, làm giả bình gas… sẽ tập trung thông tin đưa lên mạng chung của các công ty gas. Dựa vào đó các công ty cũng có thể phát hiện đại lý nào của mình “làm bậy” mà biết đường “tẩy chay” ngay.

 

Trước đó, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN cũng đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính cho phép sử dụng tiền xử phạt hành chính đối với các cơ sở kinh doanh gas vi phạm để thưởng trực tiếp cho đơn vị có công phát hiện xử lý. Cho phép các DN kinh doanh gas thống nhất thưởng 50.000 đ/bình cho người có công phát hiện bình gas vi phạm.

 

  • Nguyễn Sa

Tin liên quan: Kinh doanh gas ở TP.HCM: Bát nháo!

                     Quản lý gas đang bị... "hóa lỏng"!

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất khẩu giày dép bị cạnh tranh mạnh (05/07/2005)
Rục rịch giá lên theo xăng dầu (05/07/2005)
Việt Nam là thị trường du lịch quan trọng của Malaysia (04/07/2005)
Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ giảm 20% (04/07/2005)
Xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ tăng 12% (04/07/2005)
Xuất khẩu than đá tăng hơn 90% (04/07/2005)
Thị trường phân bón trong nước: Bất đồng và bất ổn (04/07/2005)
Hỗn loạn thị trường sữa bột (04/07/2005)
Giá vàng giảm 20.000-30.000 đồng/lượng (02/07/2005)
Giày dép hè: Lắm kiểu, nhiều giá (02/07/2005)
Hàng điện tử vào mùa khuyến mãi (02/07/2005)
Cấp visa tự động thêm 12 cat dệt may (01/07/2005)
Nỗi buồn giày dép! (30/06/2005)
Parkson, "đại gia" bán lẻ vào VN (30/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang