Thanh Long Việt Nam cần quảng bá mạnh ở EU
16:43' 13/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trong một buổi gặp gỡ với các DN Việt Nam, chuyên gia của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh (VNCI) cho biết để tăng thị phần xuất khẩu thanh long vào EU, Việt Nam cần tăng cường quảng bá.

Trái thanh long Việt Nam đã và đang được các nhà nhập khẩu châu Âu biết đến, nhưng bị cạnh tranh mạnh bởi các nước xuất khẩu khác như Thái Lan, Israel và Columbia. Vì vậy Việt Nam cần phải có kế hoạch hành động để giữ vững và tăng thị phần. Những vấn đề trên đã được chuyên gia của VNCI (Dự án do cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ) đề cập trong buổi giới thiệu sáng nay (13/7) ở TP.HCM.

Soạn: AM -125791 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thanh Long, một trong những trái cây xuất khẩu của Việt Nam.

Những vấn đề như chi phí cao, làm cho giá thanh long kém cạnh tranh hơn các đối thủ, bao bì và quảng bá là những điểm yếu được chuyên gia của VNCI chỉ ra nhằm giúp đỡ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường quốc tế nói chung và châu Âu nói riêng. Hiện nay, thanh long Việt Nam chiếm khoảng 40% thị trường EU trong khi đó Israel là 42%, còn lại là thị phần của những nước khác như Thái Lan và Columbia. Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 230 tấn thanh long trị giá khoảng 747.000 euro.

Ngoài ra, các chuyên gia của VNCI cũng cho rằng trái cây Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước để tiếp cận và giải quyết những vấn đề hạn chế của mình. Một số giải pháp các DN Việt Nam có thể áp dụng như cải thiện chất lượng thanh long qua việc ứng dụng tiêu chuẩn EUREGAP, đa dạng hóa các loại thanh long, giảm chí phí chuyên chở thông qua vận chuyển tập trung, cải tiến đóng gói, tập trung vào các thị trường nhập khẩu chủ đạo như Hà Lan và Pháp.

Ngày mai (14/7), một buổi giới thiệu tương tự sẽ được tổ chức ở Bình Thuận cho các DN ở khu vực này.

  • Minh Quang
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới tiếp diễn phức tạp (13/07/2005)
Xuất khẩu dệt may tăng sau khi cấp visa tự động (13/07/2005)
Hà Nội: Giá nhà dự án quá cao (13/07/2005)
DN không xuất hàng sang EU cũng bị kiện bán phá giá (13/07/2005)
“Mốt” kinh doanh siêu thị chuyên ngành (13/07/2005)
Xuất khẩu chè vào Iraq ngày càng khó khăn (12/07/2005)
Vietnam Airlines xin phép mở đường bay Hà Nội - Busan (12/07/2005)
Làm gì để đối phó với việc kiện "chống bán phá giá"? (11/07/2005)
Tổng Công ty HKVN: 9.960 tỷ đồng doanh thu nửa đầu 2005 (11/07/2005)
Cước hàng hải tăng cao, doanh nghiệp kêu trời (11/07/2005)
Đà Nẵng: Khai trương nhiều tuyến, điểm du lịch sinh thái (11/07/2005)
Honda VN xuất khẩu hơn 45.000 xe máy ra nước ngoài (09/07/2005)
Tour du lịch vòng quanh Việt Nam trong 79 ngày (09/07/2005)
Ngành da giày chuẩn bị đối phó với kiện phá giá (08/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang