Mũi giày sẽ hướng... về đâu?
21:30' 14/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chuyển hướng thị trường là khuynh hướng được da giày Việt Nam đặt ra khả năng lớn nhất, nhưng lại băn khoăn về năng lực tiếp cận thị trường.

Lúng túng và chưa nhất quán theo đuổi vụ kiện!

Giày da Việt Nam đang đứng trước khó khăn. Ảnh: Đ.V.

Ông Trần Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty xúc tiến ngành giày Việt hội (VSP), vẫn cứ bức xúc như lúc mới nghe tin về vụ kiện: “Đến giờ này, thực sự ai kiện, kiện ai, kiện cái gì, kiện như thế nào… vẫn chưa thực sự rõ ràng, ta vẫn không hình dung hết, rất khó hiểu”.

Toàn bộ tập hồ sơ tài liệu do Ủy Ban châu Âu (EC) gửi sang dày 300 trang, hiện thời điểm này ngành da giày vẫn đang đang tập trung… dịch! Trước đây EU dành chế độ ưu đãi hàng hóa cho Việt Nam xuất khẩu sang, với mức thuế giày dép 4,4% (trong khi Trung quốc 8,5%), nhưng nay EU lại kiện, khiến doanh nghiệp Việt Nam không khỏi không ngỡ ngàng!

Xuất phát vụ kiện từ 814 nhà sản xuất giày tại châu Âu, CEC là Liên hiệp các nhà sản xuất giày Châu Âu. EC dựa vào thời điểm từ 01/4/2004 đến 31/12/2003 để tính mức độ bị tổn thương của ngành giày các nước châu Âu. EC cho rằng từ năm 2002 đến nay, da giày Việt nam tăng từ 11% lên 15%. Việt Nam và Trung Quốc chiếm 37% thị phần châu Âu, khiến ngành sản xuất da giày của châu Âu bị âm nặng nề, nhiều DN phải phá sản.

Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp lúng túng không biết nên theo vụ kiện hay không. Có doanh nghiệp cho rằng, những điều khoản EC đưa ra rất cô lý, nên họ không theo đuổi vụ kiện. Chẳng hạn, có DN chưa bao giờ làm giày, hoặc không xuất khẩu vào EU, cũng bị kiện. Các doanh nghiệp không theo đuổi vụ kiện này dự định sẽ mở thị trường sang hướng khác.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vụ kiện để bảo vệ quyền lợi của cá nhân doanh nghiệp và cả ngành giày nói chung. Thậm chí, như ông Vũ Văn Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Vina Giày, thành viên Hội Da giày TP.HCM (S.L.A), Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), thì các DN không có tên trong danh sách bị kiện, cũng nên liên hệ với EC để tham gia vụ kiện, bảo vệ quyền lợi của mình.

Những ý kiến trái ngược này đã cho thấy, ngành giày Việt Nam đã chưa chuẩn bị chu đáo để đón  vụ kiện. Sự thiếu thống nhất ngay trong ngành, chắc chắn sẽ khó nhất quán trong hành động chung là cùng hợp sức ý chí, trí tuệ để tham gia vụ kiện.

Một khó khăn cho Việt Nam, là đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp không biết giày của mình làm ra được… ai bán, bán như thế nào! Bởi lẽ, giày dép gia công sau khi làm xong chuyển giao cho đơn vị đặt hàng. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhận tiền gia công, còn việc mua bán, xuất khẩu đi đâu, giá cả như thế nào… thì không hề biết. Đây cũng sẽ là cái khó cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thống kê báo cáo số liệu.

Mũi nhọn sẽ còn… "nhọn"!

Châu Âu đã chọn nước thứ 3 có nền kinh tế thị trường là Brazil để tham chiếu. Tạm chia thành 3 loại, giá giày của ba nước  như sau:

 

Mũ da cho nam + nữ (euro)

        Giày nam           (euro)

        Giày nữ             (euro)

Brazil

19,9

16,33

13,58

Trung Quốc

3,65

2,97

10,07

Việt Nam

8,52

8,80

7,22

Lập luận của phía nguyên đơn là có cùng một quy trình, một tài liệu nhưng giá bán giày của Việt Nam cao hơn Brazil. Bên nguyên đơn đã không so sánh tổng thể nền kinh tế của hai nước. Mặc dù chỉ ra như vậy, nhưng Việt Nam vẫn cứ lúng túng, bởi lẽ EU vẫn để cho phép bên bị đơn có quyền đề nghị thay đổi nước tham chiếu, nhưng đến giờ này ta vẫn không chọn được nước nào thay thế!

Theo quan điểm của Hội Da giày TP.HCM, sự phán quyết của châu Âu sẽ liên quan mật thiết tới các doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng gia công này, nên việc vận động họ cùng tham gia trong vụ kiện sẽ có lợi cho ngành da giày Việt Nam. Trong danh sách, các doanh nghiệp làm trung gian xuất nhập khẩu cũng bị kiện. Ngành da giày TP.HCM thời gian tới sẽ gặp gỡ các đối tác này để cùng hợp sức theo đuổi vụ kiện. Một vấn đề khó khăn là, EU không như Hoa Kỳ, không có chế độ vận động hành lang, nên ta mất đi một phương tiện.

Hiện tại, ngành da giày Việt Nam phải đứng trước hai việc lớn, đó là vừa theo đuổi vụ kiện, vừa tìm kiếm một hướng đi nếu bị thua kiện, bị áp thuế chống phá giá cao. Da giày là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, giải quyết trên 500.000 lao động, mang về vài tỷ USD, “vì vậy dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải làm giày”, S.L.A khẳng định. Vấn đề hiện tại là làm thế nào để giải được bài toán thị trường. Hiện tại ngành giày đã nhắm vào việc chuyển hướng thị trường sang nhiều khu vực khác. Tuy nhiên, vấn theo nhận định của người trong cuộc, giải quyết được vấn đề này, ngành giày lại gặp phải vấn đề khác. Đó là công tác marketing, xúc tiến bán hàng lại yếu, khả năng mở mang bị hạn chế.

Theo S.L.A, mục đích của EU là muốn nâng thuế giày nhập khẩu lên. Vì vậy mặc dù EC kiện 60 doanh nghiệp, và kết luận yếu tố kinh tế thị trường trên từng doanh nghiệp, nhưng phán quyết cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành giày da Việt Nam chứ không bỏ qua riêng ai. Vì vậy, có thể sẽ có tình trạng xảy ra là khuynh hướng đầu tư của các doanh nghiệp giày 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp đặt cho Việt Nam gia công cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng thu hẹp đầu tư. Ông Vũ Văn Minh cho biết, chắc chắn không nhiều thì ít, giày Việt Nam sẽ phải chịu phần bị thiệt trong vụ kiện. Vì vậy là vấn đề là phải làm thế nào để châu Âu đưa ra giá còn chấp nhận được.

Mũi giày có tiếp tục “nhọn” hay không, trong thời điểm hiện tại chưa ai dám quả quyết!

  • Đặng Vỹ

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ferrosan đưa vào VN loại mỹ phẩm uống (14/07/2005)
Xuất khẩu dệt may lấy lại đà tăng trưởng (14/07/2005)
Thị trường bán lẻ: DN trong nước tìm đường tăng tốc (14/07/2005)
Rau củ Trung Quốc áp đảo thị trường TP.HCM (14/07/2005)
EC làm việc với doanh nghiệp da giày Việt Nam (14/07/2005)
Thị trường sữa đua nhau khuyến mãi và tăng giá (14/07/2005)
Giá gà lại tăng mạnh (14/07/2005)
Thanh Long Việt Nam cần quảng bá mạnh ở EU (13/07/2005)
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới tiếp diễn phức tạp (13/07/2005)
Xuất khẩu dệt may tăng sau khi cấp visa tự động (13/07/2005)
Hà Nội: Giá nhà dự án quá cao (13/07/2005)
DN không xuất hàng sang EU cũng bị kiện bán phá giá (13/07/2005)
“Mốt” kinh doanh siêu thị chuyên ngành (13/07/2005)
Xuất khẩu chè vào Iraq ngày càng khó khăn (12/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang