Cước viễn thông: VNPT sẵn sàng chiến dịch đại hạ giá!
09:08' 13/08/2005 (GMT+7)

Bộ Bưu chính Viễn thông vừa yêu cầu VNPT giải trình năng lực mạng và việc thực hiện các dự án đầu tư mạng để xem xét đề nghị giảm cước dịch vụ di động. Nếu được phê duyệt thì cước của các dịch vụ viễn thông chủ chốt của VNPT sẽ giảm ồ ạt.

Cước di động sẽ giảm 19%

Phương án cuối cùng được VNPT đưa ra để trình Bộ BCVT giảm khoảng 19% so với mức cước hiện tại. Nếu được phê duyệt, giá cước mới của 2 mạng Vinaphone và MobiFone cụ thể như sau: Đối với dịch vụ trả trước: 1.000 - 1.182 đ/30 giây; đối với dịch vụ trả sau: cước thuê bao từ 50.000 - 72.727 đ/tháng, cước liên lạc từ 636 - 727 đ/30 giây.

Soạn: AM 190873 gửi đến 996 để nhận ảnh này
VNPT đã sẵn sàng chiến dịch đại hạ giá, chỉ còn chờ Bộ Bưu chính Viễn thông phê duyệt.

Đại diện của các DN viễn thông đều nhận định rằng gần như chắc chắn Bộ sẽ sớm phê duyệt phương án giảm cước di động của VNPT sau nhiều lần yêu cầu nhà cung cấp này điều chỉnh. Vì sao Bộ lại phê duyệt vào thời điểm này?

Giới viễn thông cho rằng sau một thời gian "nghe ngóng", Bộ đã quyết định đây là thời điểm "chín muồi". Bộ đã làm động tác "dàn hòa" với các DN từng "cự nự" rất nhiều về phương án giá cước của VNPT bằng cách yêu cầu DN điều chỉnh về mức giá hơn.

Liên quan đến yêu cầu giải trình năng lực mạng của Bộ, ông Trần Mạnh Hùng - Phó Tổng GĐ VNPT cho biết với 330 trạm phát sóng BTS đã được Vinaphone lắp đặt, DN này có thể đáp ứng thêm 1,6 triệu số. Số lượng này, theo ông Hùng, là "đủ dùng".

Còn năng lực của MobiFone có thể đáp ứng cho lượng khách hàng từ nay đến hết quý 1 sang năm. "Bộ lo năng lực mạng không đáp ứng được lượng khách hàng tăng nhanh sau khi giảm cước. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, khách hàng sẽ khó có thể tăng đột biến. Phải sau 3 - 4 tháng mới có thể thấy được xu thế tăng" - ông Hùng nói. Như vậy, VNPT đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc "đại hạ giá" đối với dịch vụ di động.

Khách hàng hưởng lợi

Chỉ cách đây ít ngày, VNPT vừa được Bộ cho phép giảm cước điện thoại cố định đường dài. Từ 1/7, VNPT cũng đã giảm cước Internet tốc độ cao ADSL đến mức tối đa với 4 gói, trong đó chỉ với 28.000 đồng/tháng cước thuê bao, bất cứ ai cũng có thể dùng công nghệ chỉ cách đây 1 năm còn được coi là xa xỉ này.

Những động thái liên tiếp này của VNPT khiến nhiều DN viễn thông khác cũng không thể không lên kế hoạch giảm giá trong thời gian tới.

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng thị trường viễn thông đang đón đợi những thay đổi rất lớn. Tiễn sĩ Nguyễn Quang A - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP các DN ngoài quốc doanh trong một cuộc hội thảo mới đây đã cảnh báo rằng nếu cứ chạy đua giá cước, rất có thể sẽ đến lúc khách hàng sẽ "lãnh đủ" bởi chất lượng dịch vụ viễn thông khó có thể được đảm bảo, đặc biệt là với những DN nôn nóng mở rộng thuê bao mà chưa chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - Ban nghiên cứu của Thủ tướng nhận định một kịch bản có thể sẽ xảy ra của bất cứ cuộc cạnh tranh khốc liệt nào: Nhà cung cấp không còn đủ sức chạy đua có thể sẽ bị phá sản. Theo ông Doanh, đứng về góc độ người tiêu dùng, cuộc chạy đua giảm cước là điều có lợi cho người tiêu dùng và xã hội.

"Giả sử có DN nào phá sản thì đã có những nhà cung cấp lớn hơn mua lại. Người tiêu dùng cũng chẳng ảnh hưởng gì vì chỉ có ông chủ thay đổi, dịch vụ vẫn còn đó" - TS Doanh nói. 

Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A cảnh báo dù đang phải cạnh tranh với nhau, các DN cần phải hợp lực hỗ trợ nhau để có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khi thời điểm nền kinh tế VN bước vào sân chơi WTO đang cận kề.

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá vàng tăng 100.000 đồng/lượng (13/08/2005)
Lượng khách quốc tế đến VN tăng 24% (12/08/2005)
Xuất khẩu giày da tăng trở lại (12/08/2005)
Doanh nghiệp TP.HCM đi mở thị trường Đông Âu (12/08/2005)
Nở rộ nhượng quyền kinh doanh thương hiệu (12/08/2005)
Hồng Kông đứng thứ hai về nhập cá tra, basa VN (11/08/2005)
Đà Nẵng: Taxi đồng loạt tăng giá cước (11/08/2005)
Xăng dầu vẫn chuyển lậu qua biên giới (11/08/2005)
Hàng Việt Nam âm thầm chiếm lĩnh thị trường châu Á (11/08/2005)
Xây dựng khu thương mại Việt Nam tại Quảng Tây (11/08/2005)
Nhập siêu ở mức báo động! (10/08/2005)
Tiếp thị thủy sản Việt Nam tại Australia (09/08/2005)
Hà Nội chật vật tìm nơi chứa và bán xăng dầu (09/08/2005)
Nhu cầu về lao động quý II/2005 tăng 42% (08/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang