Chạy đua hạ giá máy điện thoại di động!
12:15' 06/10/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) -  Thị trường điện thoại di động có sức mua “tăng chóng mặt”: 200% trong 6 tháng đầu năm 2005, nhưng các nhà kinh doanh đang kêu lỗ! 

 

Những cuộc đua di động

 

Soạn: AM 568623 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tháng 9/05 thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) như “sôi” lên bởi các chiêu khuyến mãi “đậm” từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông đến hãng sản xuất và nhà kinh doanh điện thoại. Trong khi nhà cung cấp dịch vụ mạng như MobiFone, VinaPhone, Viettel tranh nhau ưu đãi giá cước thì các nhà kinh doanh máy điện thoại cũng tìm đủ mọi cách chiếm lĩnh thị phần.

 

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia Pte, năm 2005 thị trường sẽ tiêu thụ hết khoảng 3 triệu máy di động, tăng gần gấp đôi năm 2004 và đây là con số hấp dẫn để các DN đua nhau mở siêu thị ĐTDĐ. Tại TP.HCM, khi Công ty TNHH Thế giới di động vừa mở thêm siêu thị thứ 2 tại Cộng Hòa (Q. Tân Bình) thì nửa tháng sau Mai Nguyên cũng nhanh chóng ra mắt điểm bán thứ 3 tại Nguyễn Thái Học (Q.1), tiếp theo là Viễn Thông A (Fonemart) vừa khai trương thêm một trung tâm mua sắm ĐTDĐ trên đường 3/2 (Q.10) hôm 4/10…

 

Đi kèm với sự đầu tư ồ ạt của DN là những cuộc chiến tranh giành chỗ đứng trên thương trường. Trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim vốn là DN chuyên “sáng tác” ra nhiều chương trình khuyến mãi mới lạ đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong lĩnh vực hàng điện tử - điện lạnh nay quay sang trổ tài quảng bá cho mảng ĐTDĐ của mình. Theo đó DN này đã kết hợp cùng với các hãng Samsung, Nokia, Motorola và SonyEricsson đồng loạt tổ chức chương trình “Sắc màu Mobile” bằng các Roadshow tại trung tâm giới thiệu sản phẩm, tính năng mới nhất và kiến thức sử dụng, bảo quản ĐTDĐ… 

 

Không đứng yên, thế giới di động khẳng định sự quan tâm đến khách hàng thông qua chương trình “Đổi máy cũ lấy máy mới”. Điểm hấp dẫn của chương trình là DN chịu đưa tất cả các Model điện thoại hiện có của siêu thị vào trong đợt khuyến mãi đổi cũ lấy mới này.

 

DN “canh me” giá của nhau từng ngày

 

Theo một số nhà kinh doanh ĐTDĐ, trong tháng 9 doanh số bán hàng tăng từ 20 -25% so với tháng 8/05. Doanh số tăng, thị trường nhộn nhịp bởi nhiều siêu thị, cửa hàng mới khai trương. “Nhưng đó chỉ là bề nổi, hiện chúng tôi đang rất đau đầu với giá ĐTDĐ, rượt đuổi nhau từng ngày thật là căng thẳng!” - một nhà kinh doanh điện thoại cho hay.

 

Tối 02/10 PV VietNamNet khảo sát giá điện thoại tại một số nơi, thử xem “con” W800i tại FoneMart (Viễn thông A), siêu thị này báo giá 9, 550 triệu  đồng kèm theo 1 Sim MobileFone và 1 thẻ cào 100 ngàn đồng. Cũng “con” này tại Thế giới di động chào giá 9, 409 triệu đồng và khách hàng được tham gia vòng quay may mắn để nhận quà. Đến cửa hàng Mai Nguyên “con” W800i chỉ còn 9,390  triệu đồng…

 

Và chuyện "rớt" giá của máy di động xem ra khó có mặt hàng nào theo kịp: “Con” Nokia 7270 (đen) giá tháng trước là 5,569 triệu đồng nay chỉ còn 4,839 triệu đồng (giảm đến 730 ngàn đồng); Nokia 6680 giá 8,959 triệu đồng nay chỉ còn 7,779 triệu  đồng (giảm gần 1,2 triệu đồng trong vòng 1 tháng); Motorola V3 (đen) giá từ 5,849 triệu đồng xuống còn 5,369 triệu đồng; SamSung E 530 từ 5,499 triệu đồng xuống còn 5,369 triệu đồng...

Không chỉ vậy, ông Đinh Anh Huân, Phó Giám đốc Thế giới di động còn dự báo rằng sắp tới sẽ có nhiều nơi bán máy điện thoại thấp hơn cả giá mà hãng phân phối cho DN. “Nhiều DN sẵn sàng bán máy với giá huề vốn hoặc lỗ vì họ có nhiều nguồn thu khác, thị trường di động đang ở giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất!” - ông Huân nói.

 

Soạn: AM 568621 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khách hàng có lợi?

 

Nếu như chuyện cạnh tranh chỉ đơn thuần là đua nhau khuyến mãi, giảm giá và nâng cao dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng thì đây là xu hướng phát triển có lợi cho khách hàng. Sân chơi càng rộng người tiêu dùng càng cảm thấy thoải mái khi được chăm sóc như một VIP. Hiệu quả mà ngành ĐTDĐ đạt được trong thời gian qua cũng đủ để phản ánh điều này: Năm 2003 tỷ lệ mua hàng chính hãng - hàng xách tay trôi nổi là 30/70, đến nay tỷ lệ này đã đảo lại là 65/35.

 

Vấn đề là nhiều DN vẫn đang kêu gào là không có lãi, có quá nhiều “đại gia” bán phá giá làm rối loạn thị trường. Nhưng nghĩ lại, có nhà kinh doanh nào lại đứng ra làm ăn chỉ để huề vốn hoặc lỗ, tiền đâu trả chi phí mặt bằng, nhân viên, thuế và hằng trăm chi phí khác. Để tồn tại liệu họ có đảm bảo được việc cung cấp sản phẩm đúng chất lượng (hàng chính hãng) và có đáp ứng được yêu cầu chăm sóc khách hàng tận tâm? 

 

Cũng không loại trừ trường hợp những ông “trùm” nhiều vốn, sẵn sàng chịu kinh doanh lỗ trong một thời gian để bành trướng thị trường, tiêu diệt bớt những đối thủ nhẹ kí. Nhưng sau khi thị trường đã vắng bớt nhà kinh doanh liệu họ có còn tiếp tục bán rẻ hay lại “làm giá” với khách hàng?

 

  • Bài, ảnh: Nguyễn Sa
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Thị trường di động: Sẽ khuyến mãi "trả đũa"
Thị trường điện thoại di động VN: Tăng chóng mặt!
CÁC TIN KHÁC:
Khai trương Trung tâm Metro Cash&Carry thứ 5 (06/10/2005)
Tôn vinh doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam (05/10/2005)
Công ty cổ phần "hy sinh" lợi ích cho Hải xồm (05/10/2005)
TP.HCM cho hộ thu nhập thấp vay tiền mua nhà (04/10/2005)
Hội chợ đồ gỗ TP.HCM giúp đẩy mạnh xuất khẩu (04/10/2005)
Tăng 50% doanh thu trong "Tháng bán hàng khuyến mãi " (04/10/2005)
Đà Nẵng: 1 trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh (03/10/2005)
Xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất từ trước tới nay (03/10/2005)
Kỷ lục mới về xe đắt tiền ở VN (03/10/2005)
Hà Nội: Chung cư cũ đắt khách! (02/10/2005)
Xây dựng ngân hàng thông tin xuất khẩu (02/10/2005)
Hà Nội "cháy" phòng cưới (02/10/2005)
Đi mua biển số xe giả (02/10/2005)
Yamaha gọi bốc thăm trúng thưởng là "học bổng" (01/10/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang