''Form D'' - giấy thông hành vào ASEAN
15:18' 09/01/2003 (GMT+7)
Form D không khó xin nhưng rất cần thiết

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào ASEAN, muốn được hưởng ưu đãi thuế của Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), bắt buộc phải có giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN mẫu D - gọi là Form D. Nói cách khác, Form D chính là giấy thông hành để hàng Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường các nước trong khu vực.

Trong hai năm 2001-2002, Điện cơ Bình Đông đã xuất khẩu được gần 100.000 quạt điện nhãn hiệu Bifan và Malaysia, Myanmar và Thái Lan. Riêng năm 2002, hàng xuất khẩu đã chiếm tới 40% doanh số của DN tư nhân này. Giám đốc Nguyễn Văn Bôn cho biết, việc xuất khẩu này chỉ được thực hiện nhờ có... AFTA, vì quạt Việt Nam xuất khẩu vào các nước ASEAN thời gian này được hưởng thuế suất nhập khẩu 15-20%, bằng phân nửa so với loại quạt điện không có ưu đãi thuế. ''Dĩ nhiên, để được hưởng ưu đãi này, các lô hàng quạt điện của Bifan xuất khẩu vào ba nước trên đều có Form D kèm theo'', ông Bôn nói.

Theo quy chế của Bộ Thương mại, tất cả các DN xuất khẩu, không phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể đề nghị cấp Form D nếu hàng hóa đảm bảo được xuất xứ ASEAN . Cả nước hiện có 29 đơn vị có chức năng cấp giấy chứng nhận này, bao gồm sáu phòng quản lý XNK khu vực của Bộ Thương mại và 25 ban quản lý các KCX, KCN. Thủ tục xin cấp Form D khá đơn giản, chỉ gồm giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa, tờ khai hải quan đã được thanh khoản, hóa đơn thương mại và vận đơn.

Theo Phòng Quản lý XNK khu vực TP.HCM (Bộ Thương mại), gần đây, số lượng DN sử dụng giấy chứng nhận này ngày một nhiều. Nếu những năm 1995-2000, lượng Form D được cấp rất ít, thì trong năm 2001, Phòng Quản lý XNK đã cấp 1.316 bộ với giá trị xuất khẩu 30,8 triệu USD; năm 2002 tăng lên 2.063 bộ với 43,9 triệu USD.

Số lượng hàng xuất khẩu vào ASEAN có sử dụng Form D cũng đa dạng dần, hiện đã đến 55 nhóm, như thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản chế biến, hoa quả, ngũ cốc, bột ngọt, xà phòng, ngũ cốc, sản phẩm nhựa, sơn mài, vỏ ôtô, cà phê, lạc...

Xin cấp Form D như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Bôn nói rằng, xin cấp Form D không khó, chỉ mất thời gian ở khâu xuất xứ ASEAN. Phòng Quản lý XNK khu vực TP.HCM cũng cho biết, họ có thể cấp Form D chỉ trong hai giờ kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

Để có được chứng nhận xuất xứ hàng hóa, DN phải nhờ một tổ chức có chức năng giám định, thường là hệ thống của Vinacontrol (Công ty Giám định hàng hóa XNK - Bộ Thương mại). Theo quy định của CEFT, hàng hóa được coi là xuất xứ từ ASEAN phải có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ nước thành viên nào. Đây là khâu tốn nhiều thời gian nhất, song theo một cán bộ Phòng Quản lý XNK khu vực TP.HCM, với những mặt hàng có xuất xứ thuần tuý tại Việt Nam như hàng nông sản, thuỷ sản... thủ tục chứng minh này cũng rất đơn giản.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Lê Huỳnh Đức ở lại với Ngân hàng Đông Á (09/01/2003)
Nhiều vướng mắc trong quản lý DN sau đăng ký (09/01/2003)
''Nơi nào không đáp ứng được tiêu chuẩn lao động sẽ không nhận được đầu tư'' (09/01/2003)
10.000 ha mạ xuân chết do trời lạnh (09/01/2003)
Khi du khách mê nông dân (09/01/2003)
Thâm thủng, lãi suất và đồng USD (09/01/2003)
Rút ngắn lộ trình cắt giảm thuế tham gia AFTA (09/01/2003)
Vốn đầu tư giao thông công chính TP.HCM: Giao 10, dùng hết 4 (09/01/2003)
Giá vàng lại tăng cao (09/01/2003)
AFP: Việt Nam được lợi từ những ''bất an'' trong khu vực (09/01/2003)
Lực cản xuất hiện nhiều hơn (09/01/2003)
Xuất khẩu cà phê khó đạt kế hoạch (09/01/2003)
Mối ''giao duyên'' Sony-Ericsson không mấy sáng sủa (09/01/2003)
Đế chế Visa vươn ra toàn cầu (09/01/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang