Bốn phẩm chất tạo nên sức cạnh tranh
15:13' 16/01/2003 (GMT+7)
Theo Giáo sư Michael Porter thuộc Đại học Harvard, có 4 phẩm chất tổng quát giúp các công ty có khả năng cạnh tranh đó là: các yếu tố trời cho; sức cầu nội địa; sự tồn tại hay thiếu vắng các ngành công nghiệp có tính hỗ trợ hoặc có liên quan; chiến lược, cơ cấu cùng sự cạnh tranh nội địa của các công ty.
Nhân lực cao cấp là yếu tố vô cùng quan trọng trong cạnh tranh.

 

Giáo sư Porter cho rằng 4 phẩm chất này tạo thành một viên kim cương và sẽ thúc đẩy hay cản trở việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia ấy trên thương trường quốc tế. Các phẩm chất này còn tương tác với nhau, cái nọ tuỳ thuộc vào cái kia. Chẳng hạn một sức cầu cao vẫn không là một lợi thế nếu không cạnh tranh ở một mức nào đó để buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu. Sản phẩm của các xí nghiệp quốc doanh của Việt Nam ngày xưa là một bằng chứng. Chúng không hề tạo ra sự cạnh tranh mà chỉ là sự xếp hàng chờ. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến những phẩm chất này, đó là cơ hội hay thời cơ và chính sách của Nhà nước. Chính sách của chính quyền có thể làm tăng hay giảm lợi thế cạnh tranh của quốc gia.

Thứ nhất là các yếu tố trời cho. Các yếu tố này được chia thành hai loại: căn bản và tiên tiến. Yếu tố căn bản gồm tài nguyên, địa lý, nhân chủng... Yếu tố tiên tiến gồm cơ sở hạ tầng về viễn thông, tay nghề, lao động lành nghề, các phương tiện nghiên cứu, kỹ năng, công nghệ. Các yếu tố tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh vì khác với yếu tố căn bản, chúng là kết quả của sự đầu tư của chính quyền và dân chúng.

Thứ hai là sức cầu nội địa. Đây là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Các công ty thường nhạy bén với nhu cầu của khách hàng ở sát mình. Yêu cầu của người tiêu thụ nội địa sẽ thúc đẩy công ty phải đáp ứng rồi phải cạnh tranh về mặt chất lượng và đổi mới. Các công ty sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh nếu người tiêu dùng nội địa tỏ ra khó tính trong việc chọn hàng.

Thứ ba, một ngành công nghiệp nào đó mà có những nhà cung cấp hay những ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế thì chúng sẽ giúp cho ngành đó có lợi thế cạnh tranh. Đây là hiệu ứng tiếp nối trong sản xuất. Các lợi ích thu được từ một sự đầu tư vào các yếu tố tiên tiến của một ngành nào đó mà ngành này lại hỗ trợ hay có liên quan đến một ngành khác thì ngành sau sẽ được hưởng lợi từ ngành trước. Ví dụ, sự dẫn đầu về công nghệ chất bán dẫn của Mỹ vào những năm giữa thập kỷ 80 đã thúc đẩy việc sản xuất máy vi tính cá nhân cùng một loạt các sản phẩm điện tử cao cấp. Một hệ quả của việc này là các ngành công nghiệp thành công trong một nước sẽ dính chùm vào nhau

Thứ tư là chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh nội địa của các công ty. Phẩm chất này của các công ty ảnh hưởng nhiều đến lợi thế cạnh tranh của họ. Ví dụ ở Đức và Nhật, tầng lớp lãnh đạo cao cấp của các công ty là kỹ sư vì các công ty này quan tâm đến việc cải tiến quy trình sản xuất thiết bị sản phẩm. Trái lại, tầng lớp lãnh đạo ở Mỹ là các nhà tài chính vì vào những năm 1970-1980 Mỹ chú ý nhiều vào việc thu lời ngắn hạn (chứng khoán). Kết quả là sau này họ thua hai nước Đức và Nhật về công nghiệp chế tạo xe hơi.

Ngoài ra, khi các công ty bị buộc phải cạnh tranh để giành khách hàng trong nước thì họ cũng bị thúc đẩy phải nâng cao chất lượng, giảm giá thành, cải tiến quản lý... Khi ấy, họ sẽ có sức cạnh tranh với bên ngoài.

Đồng thời, khi điểm qua các phẩm chất giúp các doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên trường quốc tế, người ta nhận ra vai trò rất quan trọng của chính quyền. Chính quyền có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đối với các phẩm chất trên qua các biện pháp áp dụng như trợ cấp, tín dụng ưu đãi, giáo dục... Chính quyền có thể tạo nên khuôn khổ cho nhu cầu trong nước khi quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn; đồng thời hỗ trợ ngành này, điều hướng ngành khác bằng các chính sách thuế, thúc đẩy hay giảm bớt cạnh tranh.

(Theo TBKTSG)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu phân bón (16/01/2003)
Mứt thủ công vào mùa (16/01/2003)
Ban hành chương trình đào tạo nghiệp vụ du lịch (16/01/2003)
Quảng Ninh huỷ tour lữ hành qua biên giới Việt - Trung (16/01/2003)
13 DN đăng ký thuê đất tại Cam Ranh (16/01/2003)
Ngành thép gian nan trước thềm hội nhập (16/01/2003)
TP.HCM hướng tới một ''thiên đường mua sắm'' (16/01/2003)
Galileo chính thức khai trương văn phòng tại Việt Nam (15/01/2003)
447 DN hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2003 (15/01/2003)
Phát hiện nhiều sai phạm của các tổ chức tín dụng (15/01/2003)
VMS sắp có thêm nhiều dịch vụ mới (15/01/2003)
Mở văn phòng xúc tiến du lịch ở Nhật Bản và Pháp (15/01/2003)
Lào Cai tích cực chuẩn bị cho 100 năm Sa Pa (15/01/2003)
Người Việt Nam mua ôtô ngày càng nhiều (15/01/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang