Giá than tăng đủ bù đắp chi phí điện, thép tăng
08:26' 02/10/2003 (GMT+7)

Việc thay đổi giá than mới chỉ bù được mức tăng giá chi phí đầu vào. 

Theo quyết định của Bộ Tài chính, kể từ ngày 1/10/2003, giá bán than vào các hộ xi măng, giấy và phân lân được điều chỉnh tăng khoảng 5%. Việc thay đổi giá than lần này mới chỉ bù được mức tăng giá chi phí đầu vào như điện, thép chứ chưa đảm bảo được lợi nhuận của sản xuất than. Hiện các doanh nghiệp than vẫn phải bù lỗ khi bán than cho đạm.

Năm 1999 trước diễn tiến của thị trường ngày một mở rộng, đòi hỏi lượng vốn đầu tư mỗi năm một lớn, Tổng công ty Than Việt Nam đã xây dựng một lộ trình giá, trình Chính phủ nhằm đảm bảo cân đối chi phí sản xuất khai thác than. Theo đó, từ năm 2000 sẽ tăng dần giá than, vào các hộ điện, đạm, giấy và xi măng để đến năm 2006 đảm bảo được giá than đúng với sự điều tiết của thị trường.

Việc tăng giá than đã tác động trực tiếp tới cơ cấu giá thành của các mặt hàng giấy, xi măng và phân bón. Tuy nhiên cho tới thời điểm này vẫn chưa có thông tin nào về việc các ngành trên sẽ tăng giá bán sản phẩm.

Ông Phạm Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty Xi măng Việt Nam cho biết, để ổn định thị trường cho quý IV, giá xi măng sẽ vẫn được giữ nguyên. Tổng công ty Xi măng sẽ áp dụng các biện pháp giảm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, giảm lợi nhuận, thu nhập...

Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón, giấy cũng chưa tăng ngay giá trong thời gian tới bởi việc tăng giá sẽ gây khó khăn cho việc tiêu thụ của 2 ngành hàng vốn còn tồn kho khá lớn này.

Tuy nhiên do than chiếm chi phí lớn trong cơ cấu giá thành của các ngành hàng trên (chiếm tới 35% cơ cấu giá thành của xi măng; 30% của đạm...), Chính phủ quyết định nâng giá than từng bước nhằm tránh sốc cho các doanh nghiệp. Năm 2001-2002 đã tăng hai đợt, năm nay là đợt thứ ba. Nhưng việc tăng giá này mới chỉ áp dụng với điện, xi măng và giấy, riêng đối với các ngành sản xuất đạm được lùi lại đến năm 2004.

Hiện nay cơ cấu tiêu thụ than Việt Nam được chia 3 phần. Đối với than xuất khẩu và than bán trong nước Tổng công ty Than Việt Nam được toàn quyền quyết định giá cả. Riêng với 4 hộ điện, giấy, đạm, xi măng chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ của Tổng công ty Than Việt Nam, mức giá phải được Bộ Tài chính phê duyệt.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Ban Kế hoạch và giá thành, Tổng công ty Than Việt Nam, thời gian qua chi phí đầu vào sản xuất than đã có sự gia tăng khi điện, thép có sự thay đổi về giá. Việc thay đổi giá than lần này mới chỉ bù được mức tăng giá chi phí đầu vào chứ chưa đảm bảo được lợi nhuận của sản xuất than. Hiện các doanh nghiệp than vẫn phải bù lỗ khi bán than cho đạm. Giá bán than cho các hộ sản xuất đạm thấp hơn các hộ bên ngoài 170.000 đồng/tấn.

Trước đó, tháng 2/2003 giá than cũng đã được điều chỉnh đối với các hộ điện với mức tăng khoảng hơn 5%.

(Theo CNVN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hạ Long lên đô thị loại II (02/10/2003)
Không được nhập phân bón chưa khảo nghiệm (02/10/2003)
Bộ Tài chính ứng tiền cho các công trình SEA Games 22 dang dở (02/10/2003)
Thêm 1,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng (02/10/2003)
Bổ sung 129,2 tỷ đồng để hoàn thành nhiều công trình SEA Games (02/10/2003)
Đề nghị xoá bỏ thời gian ân hạn nộp thuế (02/10/2003)
''VASC tiếp tục hướng tới lĩnh vực truyền thông đa phương tiện'' (01/10/2003)
Ưu đãi giá thuê đất cho Khu kinh tế mở Chu Lai (01/10/2003)
Nghiên cứu thành công khí thay cho xăng (01/10/2003)
"Chạy nước rút" để đảm bảo tăng trưởng quý IV (01/10/2003)
VNPT nâng cấp trục cáp quang Bắc Nam (01/10/2003)
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á (01/10/2003)
Chú trọng chất lượng sắn khô và long nhãn vào Trung Quốc (01/10/2003)
Sắp miễn thị thực cho khách du lịch Nhật Bản (01/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang