''Chiếc áo quản lý Nhà nước về thuỷ sản đã quá chật''
13:00' 16/10/2003 (GMT+7)
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện lên gần 500.000ha.

(VietNamNet) - Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ về sản lượng cũng như giá trị thuỷ sản xuất khẩu đã khiến cho việc quản lý Nhà nước về thuỷ sản hiện như một chiếc áo đã quá chật. Trước những yêu cầu mới, ngành thuỷ sản cần thay đổi, bổ sung một số cơ chế để hoạt động quản lý nhà nước về thuỷ sản hợp lý hơn.

Hơn 10 năm qua, sản lượng khai thác hải sản đã tăng hơn 2 lần, từ gần 710.000 tấn (1990) lên 1,435 triệu tấn (2002); sản lượng nuôi trồng tăng hơn 3 lần, từ 310.000 lên 976.000 tấn; giá trị xuất khẩu tăng gần 10 lần. Do vậy, đã vấp phải những vấn đề: NTTS chưa bền vững, khai thác thuỷ sản bằng phương tiện hủy diệt vẫn tiếp diễn, quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ chưa được quan tâm đúng mức.

Do vậy, trong 3 ngày 15-17/10, Bộ Thuỷ sản tổ chức hội thảo "Quản lý nhà nước về một số hoạt động thuỷ sản" và lấy ý kiến đóng góp vào Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản. Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Xuân Thảo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, cho biết, tại đây, các chuyên gia Nauy sẽ giới thiệu một số chuyên đề, về thống kê, kinh nghiệm xây dựng và sử dụng Quỹ tái tạo nguồn lợi, bảo vệ vùng biển ven bờ cũng như kinh nghiệm trong việc đưa tàu ra hoạt động tại vùng biển quốc tế. Thông tin này, trước mắt, để phục vụ việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuỷ sản sắp được ban hành; do vậy, có ý nghĩa góp phần đưa Luật Thuỷ sản vào cuộc sống.

Theo ông Đinh Xuân Thảo, Nauy là quốc gia có nghề cá phát triển, một nghề cá công nghiệp. Việt Nam khó có thể rập khuôn kinh nghiệm của quốc gia này, song, đó là định hướng để chúng ta tổng kết thực hiện.

Đối với việc quản lý nghề cá, theo một chuyên viên Vụ Pháp chế, tàu cá của Nauy rất lớn, số lượng ít, chỉ trên dưới 10.000 chiếc, trong khi Việt Nam có tới gần 80.000 tàu. Một con tàu của Nauy lên tới hàng nghìn mã lực, trong khi có tàu Việt Nam chỉ 20 mã lực. Do vậy, số lượng đầu tàu lớn, mã lực cao giúp việc quản lý dễ dàng hơn.

Ngoài ra, quốc gia này đang quản lý nghề cá theo tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Ban Giám đốc nghề cá - cơ quan thống kê Nhà nước của Nauy, sẽ lấy nguồn thông tin về sản lượng cá từ những người khai thác, tổ chức mua bán thuỷ sản ven bờ và các phương tiện kỹ thuật (hệ thống vệ tinh theo dõi tàu đánh cá). Họ sẽ thường xuyên báo cáo số lượng cá được đánh bắt, khai thác về về cho Ban Giám đốc. Đây là cơ sở để cơ quan quản lý của Nauy đề ra định mức sản lượng khai thác cho năm tới.

Việt Nam phát triển nghề cá nhân dân, lại quản lý theo số lượng tàu thuyền, nên việc thống kê sẽ khó khăn hơn nhiều. Không những thế, số liệu thống kê về thuỷ sản của Việt Nam lại quá cũ. Con số mới nhất, vừa được Tổng cục Thống kê công bố cách đây 2 tuần, cũng là số liệu của năm 2001. Một đại biểu lắc đầu ngao ngán khi ông đọc số liệu thống kê thuỷ sản Việt Nam năm 2001 tại một hội nghị, các chuyên gia nước ngoài đã phì cười bởi hiện đã là 6 tháng cuối năm 2003. 

  • H.Y
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàng nhập khẩu sau 5 năm vẫn có thể bị kiểm tra (16/10/2003)
Chính phủ ''cứu vãn'' chất lượng các công trình xây dựng (16/10/2003)
Thầy thuốc ''bắt mạch sức khoẻ DN'' yếu chuyên môn (16/10/2003)
Thông thoáng Luật Hải quan có thể là con dao hai lưỡi (16/10/2003)
Giá bông tăng, doanh nghiệp dệt lao đao (16/10/2003)
Hàng hoá lưu thông trên thị trường bắt buộc phải có hoá đơn (16/10/2003)
Quy định cụ thể mức phạt vi phạm bảo hiểm (15/10/2003)
Chỉ định đầu mối nhập khẩu nhựa là trái qui định (15/10/2003)
Công nghiệp phát triển khó khăn vì chưa có quy hoạch (15/10/2003)
TP.HCM: đề nghị giao hơn 100ha đất để xây nhà bán đấu giá (15/10/2003)
Gần 5 tỷ đồng và 1,1 triệu USD gửi vào ACB trong sáng 15/10 (15/10/2003)
Nông dân ĐBSCL phải "gánh" 14 loại phí và lệ phí (15/10/2003)
Hôm nay (15/10), bắt đầu bán lẻ trái phiếu Chính phủ (15/10/2003)
Phôi thép nhập khẩu tiếp tục tăng giá (15/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang