Hàng nông sản Việt Nam vào Dubai
10:18' 21/10/2003 (GMT+7)

Chợ gia vị ở Dubai

Thị trường nông sản Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống Nhất (UAE), có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng gia vị. Từ nhiều năm nay, các mặt hàng Việt Nam đã có mặt trên thị trường này nhưng với số lượng rất khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu tiếp thị nông sản của Việt Nam rất yếu và đường vận chuyển cũng không thuận lợi lắm do chiến tranh Iraq.

Kênh đào Dubai chia thành phố Dubai (thuộc UAE) làm hai: Bur Dubai ở phía nam và Deirah Dubai về phía bắc. Trong Bảo tàng Dubai, thuộc Bur Dubai, có trưng bày phiên bản chợ gia vị Dubai từ thế kỷ 19, theo đó các loại gia vị và đồ ăn như tiêu, ớt, gừng, tỏi, thảo mộc, chà là, vừng... được bày bán trong các bao tải đặt bên cửa sổ hoặc trên bàn nằm bên ngoài cửa tiệm. Cách bán hàng theo kiểu truyền thống đó vẫn lưu truyền đến ngày nay tại một khu vực mang tên Al Ras, thuộc Deirah Dubai, mà mọi người quen gọi là Spicy Souk (chợ gia vị).

Hiện có trên 100 công ty đã định vị tại Spicy Souk. Hầu hết các công ty này có quan hệ chặt chẽ với bạn hàng từ các nước quanh vùng, những nơi tiêu thụ chính cho hàng nhập khẩu vào Dubai. Gọi là chợ gia vị nhưng thật ra các mặt hàng đã trở nên phong phú; bên cạnh các loại gia vị còn là gạo, chè, cà phê, hạt điều, cơm dừa, nho khô, đậu phộng, đậu đỗ...

Việc buôn bán hàng gia vị và nông sản tại Dubai, với truyền thống hàng trăm năm, đã được phát triển thành một thị trường qui mô, trong đó Spicy Souk là nơi hội tụ giao dịch thương mại của các nhà buôn nông sản trong vùng. Hàng được mua có thể được chở về trên những chiếc thuyền nhỏ, qua kênh đào Dubai bởi vì biển trong vùng Vịnh rất lặng sóng, thuyền nhỏ vẫn đi được dễ dàng mà chủ yếu là đi các nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), Iran, Pakistan.

Ngoài ra, kể từ 1/1/2003, danh mục các mặt hàng được miễn thuế do Hải quan Dubai-UAE ban hành có hiệu lực, trong đó phần lớn là các loại hàng nông sản. Điều đó chứng tỏ nông sản có nhu cầu lớn cho nhu cầu tại chỗ và tái xuất được ưu tiên nhập khẩu vào UAE.

Công ty Quảng cáo và Hội chợ Việt Nam (Vinexad) thuộc Bộ Thương mại sẽ là đầu mối tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ lễ hội bán hàng Dubai 2004 diễn ra từ 15/1 đến 30/4/2004 tại Tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất.

Các mặt hàng được tiêu thụ mạnh tại thị trường khu vực Trung Cận Đông là đồ gỗ, hàng gốm sứ, mây tre đan, đồ lưu niệm, hàng may mặc, trang phục dân tộc.

Giá thuê một gian hàng tiêu chuẩn tại hội chợ là 4.500USD. Ban tổ chức sẽ nhận hồ sơ đăng ký của các doanh nghiệp đến giữa tháng 11 năm nay. (Theo TTXVN)

Với một thị trường lớn như vậy, hàng nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào Dubai. Trên thực tế, nhiều năm qua, nông sản là ngành hàng vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao của Việt  Nam vào thị trường này. Những mặt hàng có nhiều tiềm năng xuất vào Dubai là: cà phê, chè, gạo, hồ tiêu, hạt điều, cơm dừa... Chẳng hạn, 8 tháng đầu năm 2003 Việt Nam đã xuất vào UAE 4.493 tấn tiêu đen, trị giá trên 6 triệu USD; 236 tấn hạt điều, trị giá 0,91 triệu USD; cà phê 135 tấn, đạt 98.000 USD...

Song đó là những con số còn rất khiêm tốn đối với tiềm năng nguồn hàng cũng như đối với một thị trường nông sản truyền thống là Dubai. Lý do của sự hạn chế này là thời gian hàng xuất gặp nhiều khó khăn do chiến tranh tại Iraq. Bên cạnh đó, khâu tiếp thị vẫn chủ yếu là các giao dịch trên mạng, việc giới thiệu hàng mẫu và cho khách hàng còn yếu mà đây lại là điều rất quan trọng cho hàng nông sản. Ông M.Nasiri, một nhà nhập khẩu tiêu lớn tại Dubai cho biết một trong những băn khoăn của ông là vẫn chưa rõ các công ty Việt Nam có đảm bảo chất lượng, qui cách và thời hạn giao hàng hay không.

Vì vậy, để xuất khẩu hàng nông sản vào Dubai, điều đầu tiên là cần nghiên cứu qui cách, chủng loại của thị trường Trung Đông. Thanh toán tại Dubai thường theo phương thức mở L/C, song cần làm hợp đồng chặt chẽ vì các loại nông sản thường thay đổi giá rất nhanh (tốt nhất là yêu cầu khách đặt cọc trước khi giao hàng).

Hơn nữa, điều quan trọng là xây dựng mối quan hệ bạn hàng tin cậy thì mới dễ dàng khắc phục được các mắc mứu về chất lượng, thanh toán, giao nhận và giá cả. Khâu chuẩn bị hàng mẫu, chào hàng (offer) tốt thì mới có thể đạt các thỏa thuận một cách nhanh chóng. Tham gia hội chợ cũng là một cách tiếp cận thị trường quý báu, qua đó tạo cơ hội tìm khách hàng. Hội chợ tốt nhất đối với hàng nông sản là hội chợ mùa thu vào tháng Giêng và hội chợ mùa xuân vào tháng 5 hàng năm. Thông tin chi tiết về hai hội chợ này có trong www.alfajer.net.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Con đường gia nhập ''làng'' DN còn lắm gian truân (21/10/2003)
Gặp những ''vị thần'' nông dân, công nhân (21/10/2003)
Huy động được gần 33,8 tỷ đồng và hơn 1 triệu USD trái phiếu Chính phủ (20/10/2003)
Tàu Mỹ Hưng chạy thử đường dài sau khi khắc phục sự cố cháy nổ (20/10/2003)
Mua "xế hộp" tại Mỹ (20/10/2003)
Tự khai, tự nộp thuế làm giảm thời gian và chi phí cho DN (20/10/2003)
Các ngân hàng mở đợt thu đổi tiền cũ, rách (20/10/2003)
1/11, mở cửa chợ đêm du lịch Ðồng Xuân (20/10/2003)
Hải Phòng có thế cấp phép đầu tư chỉ sau 3 giờ (20/10/2003)
Tránh tình trạng đầu cơ mặt nước biển (20/10/2003)
''Không hề bỏ qua thành tích 4 tháng của DN'' (20/10/2003)
Hoãn đấu giá 1,3 ha đất sau Phủ Tây Hồ, Hà Nội (20/10/2003)
Lấy ý kiến về cơ chế phân bổ hạn ngạch dệt may vào Mỹ (20/10/2003)
Giá phân bón đang tăng (20/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang