Các nhà máy chế biến thuỷ sản đang thừa công suất
17:04' 21/10/2003 (GMT+7)
Việt Nam hiện có trên 300 nhà máy chế biến thuỷ sản.

(VietNamNet) - Tin từ Bộ Thuỷ sản cho biết, hiện Việt Nam mới huy động được bình quân 30-60% tổng công suất các nhà máy chế biến thuỷ sản trên toàn quốc. Do vậy, việc đầu tư cho nhà máy chế biến là thừa khá nhiều. Tại một số tỉnh, đã xuất hiện tình trạng đầu tư nhiều nhà máy có công suất thấp, công nghệ cũ, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu của thị trường.

Do vậy, trước việc nhiều địa phương kiến nghị tăng cường đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản cho rằng, điều này phụ thuộc chiến lược phát triển ngành và quy hoạch chung. Mặc dù chủ trương là phát triển công nghiệp chế biến, tạo thêm việc làm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, song, Bộ yêu cầu các địa phương cần đầu tư xây nhà máy theo đúng quy hoạch.

Công nghiệp chế biến thuỷ sản hiện đã có những bước chuyển biến khích lệ. Đầu năm 1991, cả nước mới có 102 nhà máy chế biến đông lạnh, công suất 567 tấn/ngày, đến nay, con số này là 332. Trong đó, phần lớn các nhà máy đã đầu tư nâng cấp đổi mới điều kiện sản xuất, thiết bị công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, chuyển sang sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng, áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. Đã có 100 DN thuộc danh sách xuất khẩu đi EU, 174 DN được Cục Quản lý Chất lượng Thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận xuất khẩu vào Hàn Quốc. Tỷ trọng các cơ sở chế biến đã đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tiêu chuẩn ngành về ATVSTP đạt gần 46% trong tổng số cơ sở chế biến hiện có (152/332).

Thời gian tới, Bộ Thuỷ sản chủ trương tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, cơ giới hoá dây chuyền chế biến nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, phấn đấu 100% DN chế biến đạt tiêu chuẩn ngành về ATVSTP vào 2005. Bên cạnh đó, tăng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền; đặc biệt quan tâm sản xuất các mặt hàng có lợi thế khi thực hiện các hiệp định quốc tế song phương và đa phương, như đồ hộp, cá ngừ… đưa tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng lên 45% vào 2005.

  • Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Triển lãm công nghiệp gỗ quốc tế tại Việt Nam 2003 (21/10/2003)
Thủ tướng sẽ chỉ thị tháo gỡ khó khăn thực hiện Luật DN (21/10/2003)
''Thị trường vốn trầm lắng và thiếu linh hoạt'' (21/10/2003)
Thu hồi hạn ngạch dệt may của 12 DN (21/10/2003)
Việt Nam được du khách “balô" trẻ ưa chuộng nhất thế giới (21/10/2003)
Giá bông nhập khẩu tăng 55% (21/10/2003)
Việt Nam, Thái Lan hợp tác về thông báo giá gạo (21/10/2003)
Ký gói thầu tư vấn giám sát quản lý dự án lọc dầu Dung Quất (21/10/2003)
Lã Thị Kim Oanh đã được các quan chức tiếp tay như thế nào? (21/10/2003)
Quy định mới của Hoa Kỳ đối với lương thực nhập khẩu (21/10/2003)
Hơn 1.500 tỷ đồng xây dựng Nhà máy Xi măng Sơn La (21/10/2003)
Cơn sốt vàng ''thổi căng'' quả bong bóng đầu tư (21/10/2003)
Hàng nông sản Việt Nam vào Dubai (21/10/2003)
Con đường gia nhập ''làng'' DN còn lắm gian truân (21/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang