Ông Võ Chí Thanh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương:
Cơ hội thứ hai của Việt Nam
11:05' 30/10/2003 (GMT+7)

Ông Võ Chí Thành.

"Việt Nam đã từng có cơ hội lớn để thu hút FDI từ Nhật Bản (1995-1997). Và một cơ hội mới đang mở ra cho ASEAN: các nước đều muốn tăng cường quan hệ với ASEAN thông qua các diễn đàn (ASEAN, APEC, ASEM), thiết lập các khu vực tự do thương mại… Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội lần thứ hai". Báo chí đã ghi nhận ý kiến của ông Võ Trí Thành, Phó Ban phụ trách Ban khoa học và quản lý - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại hội thảo về sự chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam vừa diễn ra ở Hà Nội.

Một kinh nghiệm của Trung Quốc khi gia nhập WTO hoàn toàn đáng để Việt Nam nhìn vào. Hiện đang có mâu thuẫn giữa trung ương và các địa phương tại Trung Quốc trong việc thực hiện các chuẩn mực của WTO.

Trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách, Trung Quốc thực hiện phân quyền cho các địa phương với mức độ cao, dành cho nhiều địa phương các đặc quyền nên dẫn đến thực tế là thiếu thống nhất giữa các địa phương. Cũng tương tự phong trào tỉnh muốn có quy chế riêng để "trải thảm đỏ" như đang diễn ra tại Việt Nam. Kết quả là đến nay cấp Trung ương đã thực hiện điều chỉnh xong các luật lệ để phù hợp với WTO nhưng các địa phương vẫn chưa hoàn thành.

Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung là tích cực. Tuy nhiên, đối với từng ngành và đặc biệt là tương lai thế nào sẽ là một câu hỏi. WB ước tính hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị giảm doanh thu 30% khi WTO thực hiện xóa bỏ quota đối với hàng dệt may của tất cả thành viên WTO.

Xét về dài hạn, nếu không cẩn thận chúng ta có thể bị rơi vào bẫy "lương thấp - chi phí thấp". Dù GDP đầu người của Trung Quốc chỉ khoảng gấp đôi Việt Nam (900 USD/người) nhưng quan hệ sản xuất giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ Bắc - Nam. Việt Nam chủ yếu xuất hàng thô hoặc nguyên liệu sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đã tiến lên thành một nhà cung ứng sản xuất hàng đầu thế giới.

Nhiều người đã ví von Trung Quốc hiện là một đại công trường sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, phân phối giá trị gia tăng của thế giới, do vậy thu được nhiều lợi nhuận hơn. Một tính toán cho thấy hàng dệt may của Việt Nam chỉ chứa đựng 10-12% giá trị gia tăng, như vậy là quá thấp.

Để tránh được tình huống này chỉ có hai cách. Một là mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực. Nói cụ thể là "học nữa, học mãi". Hai là phải có những biện pháp khẩn thiết để tăng cường thu hút FDI.

Để vươn lên cạnh tranh với Trung Quốc, một mình Việt Nam sẽ là không đủ. Do vậy, liên kết với ASEAN là điều cần thiết. ASEAN hiện giờ là một trục quan trọng cho hội nhập Đông Á.

Kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ rõ rằng dù quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc kéo dài 15 năm nhưng thật sự những bước quyết liệt nhất được tập trung thực hiện trong bốn năm cuối cùng. Đó là thời điểm mà các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến WTO và tạo ra sự đồng thuận cao nhất đối với mục tiêu gia nhập WTO của Trung Quốc. Điều quan trọng thứ hai: Trung Quốc đã xác định việc cải cách mạnh mẽ trong nước sẽ thúc đẩy việc gia nhập WTO chứ không chỉ dựa vào tài năng của các chuyên gia đàm phán.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Indonesia phải nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo năm 2003 (30/10/2003)
''Cơ hội làm ăn bây giờ là ở trên... mạng'' (30/10/2003)
Giá cây mía ở ĐBSCL tăng bất ngờ (30/10/2003)
Hà Nội lùi thời điểm kiểm tra điện thoại di động (30/10/2003)
Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp ngành điện (30/10/2003)
Khai mạc diễn đàn đầu tư châu Á 2003 tại Việt Nam (30/10/2003)
Dừng đầu tư xây mới các nhà máy chế biến rau quả? (30/10/2003)
''Cần xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận'' (30/10/2003)
Cước, phí quá cao, hàng Việt Nam kém sức cạnh tranh (30/10/2003)
Lại cảnh báo nạn hàng giả (29/10/2003)
Giá vàng tăng theo giá USD (29/10/2003)
Ưu tiên bán vé SEA Games 22 cho du khách nước ngoài (29/10/2003)
Các nhà sản xuất lịch đua nhau chào hàng với ''giá tự sát'' (29/10/2003)
"Bấm lỗ” giấy phép bán xăng? (29/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang