Văn bản không rõ, doanh nghiệp ngành thép lao đao!
11:15' 31/10/2003 (GMT+7)
Ngành thép Việt Nam lúng túng vì văn bản quy định hàm lượng phế liệu không cụ thể.

Sự việc bắt đầu từ lô hàng 5.000 tấn thép phế nhập từ Nhật của công ty thép Thái Nguyên. Ngày 4/4/2003, lô hàng trên cập cảng Hải Phòng nhưng phải đến ngày 23/7/2003, tức hơn ba tháng kể từ ngày cập cảng,  thủ tục thông quan mới được hoàn tất.

Công ty thép Thái Nguyên cùng Tổng công ty Thép Việt Nam phải mất rất nhiều công sức cho việc đi lại, trình các loại công văn giấy tờ cho các cấp, các ngành để giải quyết được lô hàng đó, tốn kém, thiệt hại khá nhiều.

Một lãnh đạo phòng kinh doanh thị trường Công ty Kim khí và vật tư tổng hợp miền Trung than vãn: “Công ty đang có nhu cầu nhập đến 70.000 tấn thép phế/năm nhưng với tình hình này đành chịu thua”. Các công ty sản xuất thép ở miền Trung cũng đang khốn đốn vì không có nguyên liệu để sản xuất, nhập phôi thép thì giá cao, còn nhập thép phế thì không dám vì nhìn vào “vết xe đổ” của Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Nguyên nhân xuất phát từ sự bất cập của quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11/12/2001 của Bộ KHCN&MT (trước đây) về việc ban hành danh mục các loại phế liệu đã được xử lý bảo đảm yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Cụ thể là điều 2 Quyết định 65 nêu: “Phế liệu nhập khẩu đã được loại bỏ tạp chất, tuy nhiên có thể còn bám dính một lượng không đáng kể mà khó có thể loại bỏ được trong quá trình xử lý, phân loại nhưng không gây ô nhiễm môi trường”.

Theo các doanh nghiệp, quyết định này còn mang ý nghĩa định tính, chưa cụ thể và chưa hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn thép phế quốc tế. Cụm từ “tạp chất”, ”không đáng kể”, ”khó có thể loại bỏ” đã gây khó khăn cho việc các cơ quan kiểm tra xác định. Không cụ thể bởi thế nào là tạp chất, là các chất không phải phế liệu lẫn vào hay các phi kim loại khác? Thế nào là “một lượng không đáng kể”: 1%, 2% hay 0%...? điều  này khiến các cơ quan quản lý nhà nước lúng túng trong việc xác định lô hàng thép phế của Công ty Gang thép Thái Nguyên có tỉ lệ tạp chất là 1,05% và 1,29%.

Ngày 18/6/2003, Bộ TN&MT đã có công văn số 1404 thừa nhận phải nhanh chóng sửa đổi quyết định 65 cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay. Nhưng mãi đến nay các doanh nghiệp vẫn “dài cổ” chờ đợi và “án binh bất động”, không dám nhập khẩu thép phế khi quyết định 65 vẫn chưa được “sửa” lẫn “đổi”. Theo Tổng công ty Thép Việt Nam, nhu cầu thép phế để sản xuất của Việt Nam rất lớn, hiện khoảng 500.000 tấn/năm và sẽ lên đến 1,3 triệu tấn thép phế vào năm 2005.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Ngành luyện thép trước nguy cơ "đói" nguyên liệu
CÁC TIN KHÁC:
Hải Phòng giải ngân nhanh vốn cho đóng tàu (31/10/2003)
Khởi động dự án Nhà máy cấp nước quy mô lớn nhất Việt Nam (31/10/2003)
Sư Tử Đen "phun" dầu (31/10/2003)
EU chưa tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam (31/10/2003)
Hạ thuỷ tàu chở container trọng tải 14.000 tấn (31/10/2003)
Đài Loan cảnh báo dư lượng kháng sinh trong đậu Hà Lan của Việt Nam (30/10/2003)
Nông dân nghèo 3 tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước được vay 36 tỷ đồng để trồng bông (30/10/2003)
Đà Nẵng đầu tư 72 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Hội chợ - Triển lãm (30/10/2003)
VN có thể xuất khẩu 17,5 triệu tấn dầu thô trong năm nay (30/10/2003)
S-phone không tính cước cuộc gọi dưới 10 giây (30/10/2003)
Cơ hội thứ hai của Việt Nam (30/10/2003)
Indonesia phải nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo năm 2003 (30/10/2003)
''Cơ hội làm ăn bây giờ là ở trên... mạng'' (30/10/2003)
Giá cây mía ở ĐBSCL tăng bất ngờ (30/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang