Xuất khẩu có khả năng về đích sớm
11:34' 31/10/2003 (GMT+7)
Sản xuất da giày xuất khẩu.

(VietNamNet) - Theo nhận định của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm có thể đạt 3,5 tỷ USD, đưa con số này trong cả năm lên 20 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng qua đã đạt trên 16,5 triệu USD, bằng 90% so với kế hoạch phấn đấu cả năm (18,5 tỷ USD) nên xuất khẩu sẽ có khả năng về đích sớm ngay trong cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.

Các thị trường có khả năng tăng xuất khẩu vào cuối năm gồm: Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha, Campuchia, Myanmar, Thụy Điển, Malaysia, các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Indonesia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ cấu xuất khẩu chuyển biến tích cực

Xuất khẩu trong tháng 10 đã lấy lại được đà tăng sau 2 tháng liên tiếp giảm nhờ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và nhu cầu mua sắm chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, năm mới 2004. Tuy nhiên, đây chỉ là mức tăng nhẹ (2,2%) và một số mặt hàng chủ lực tiếp tục giảm hoặc tăng rất chậm như: hạt tiêu, rau quả, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ... 

Cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng này trong 10 tháng qua đã tăng từ 37% lên 41%, tốc độ tăng trưởng cũng ở mức cao nhất trong các nhóm hàng (35%). Nguyên nhân là các DN đang đẩy mạnh đầu tư thiết bị, công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất, chế biến sản phẩm, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu. Đóng góp lớn cho mức tăng kim ngạch xuất khẩu năm nay là các mặt hàng dây, cáp điện (tăng 57%), cà phê (tăng 50%), hàng dệt may (tăng 45%), điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, cao su...

Điều đáng nói là sự đóng góp ngày càng lớn vào kim ngạch xuất khẩu của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài. So với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp vào xuất khẩu của nhóm này đã tăng 41%.

Nhập khẩu vẫn tăng cao

Khối lượng hàng hóa nhập khẩu trong 10 tháng qua tuy tăng cao (tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng chủ yếu tập trung ở nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng và một số nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: linh kiện và phụ tùng ôtô, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử... Giá đồng euro tăng cao (từ đầu năm đến nay tăng trên 9% so với USD) làm cho hàng hoá nhập khẩu từ EU trở nên đắt đỏ hơn cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, nhập khẩu có xu hướng giảm dần về cuối năm do các DN đã đẩy mạnh việc mua sắm vào quý II và giảm dần khối lượng hàng nhập khẩu để đầu tư xây dựng cơ bản và đẩy mạnh quy mô sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, các DN đang dần chuyển sang sử dụng các công nghệ, thiết bị trong nước sản xuất.

  • Phương Thanh

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Pepsi chuyển sang bán Trà Lipton (31/10/2003)
Văn bản không rõ, doanh nghiệp ngành thép lao đao! (31/10/2003)
Hải Phòng giải ngân nhanh vốn cho đóng tàu (31/10/2003)
Khởi động dự án Nhà máy cấp nước quy mô lớn nhất Việt Nam (31/10/2003)
Sư Tử Đen "phun" dầu (31/10/2003)
EU chưa tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam (31/10/2003)
Hạ thuỷ tàu chở container trọng tải 14.000 tấn (31/10/2003)
Đài Loan cảnh báo dư lượng kháng sinh trong đậu Hà Lan của Việt Nam (30/10/2003)
Nông dân nghèo 3 tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước được vay 36 tỷ đồng để trồng bông (30/10/2003)
Đà Nẵng đầu tư 72 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Hội chợ - Triển lãm (30/10/2003)
VN có thể xuất khẩu 17,5 triệu tấn dầu thô trong năm nay (30/10/2003)
S-phone không tính cước cuộc gọi dưới 10 giây (30/10/2003)
Cơ hội thứ hai của Việt Nam (30/10/2003)
Indonesia phải nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo năm 2003 (30/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang