Người chăn nuôi gà vịt... có hiệp hội
19:48' 05/11/2003 (GMT+7)

Người kinh doanh gia cầm cũng có thể gia nhập Hiệp hội.

(VietNamNet) - Ngày 4/11, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, tên giao dịch là Vietnam Poultry Association (VIPA), chính thức ra mắt, gồm 170 hội viên là những cơ sở chăn nuôi, chế biến, kinh doanh, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất thức ăn, thuốc thú y, dịch vụ... gia cầm. Ông Trần Công Xuân, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Ba Vì, Hà Tây) được bầu làm Chủ tịch.

Tại Đại hội Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam lần 1 (2003-2008), các hội viên đã nhất trí thông qua điều lệ Hiệp hội. Theo đó, thành viên hiệp hội sẽ được phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ qua việc cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, mở các lớp đào tạo, huấn luyện, tham quan, học tập trong và ngoài nước; được giúp đỡ, giới thiệu các cơ sở trong và ngoài ngành để hợp đồng dịch vụ, làm chuyên gia kỹ thuật...

Ông Trần Công Xuân cho biết, nhiệm kỳ thứ nhất, nhiệm vụ chủ chốt của Hiệp hội là tập hợp những nhà khoa học, nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh gia cầm; thực hiện vai trò cầu nối giữa các DN, các chủ trang trại, các hộ chăn nuôi trong cùng lĩnh vực. Đồng thời, xúc tiến hình thành hệ thống giống gia cầm cả nước; thành lập những vùng sản xuất hàng hóa lớn về gia cầm, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tiến tới xây dựng thương hiệu và đăng ký tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho một số sản phẩm gia cầm Việt Nam.

Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới của LHQ (FAO), từ nay đến 2030, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vẫn là khu vực có tốc độ tăng liên tục và tăng nhanh về chăn nuôi gia cầm (trên 20%). Tốc độ tăng dân số vẫn duy trì ở mức 20% giai đoạn 2000-2015 và 15% giai đoạn 2015-2030 cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng chăn nuôi gia cầm ở khu vực này.

Hiệp hội các nhà sản xuất Gia cầm ASEAN (FAPP) đã quyết định mời Việt Nam tham gia, lễ kết nạp sẽ được tiến hành vào cuối năm 2004. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Khoa học Gia cầm thế giới (WPSA) từ năm 1999. Chi hội gia cầm thế giới tại Việt Nam hiện có 88 thành viên, do TS. Nguyễn Đăng Vang, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, làm Chủ tịch.

Hiện nay, tổng đàn gia cầm của Việt Nam đạt 215,8 triệu con (năm 2001), 233,3 triệu con (2002), với tốc độ tăng bình quân 7,19%/năm. Sản lượng thịt cũng tăng nhanh qua các năm (338.000 tấn), số lượng trứng là 4,53 tỷ quả (2002). Tuy nhiên, bình quân thịt gia cầm trên đầu người mới đạt 1,9kg, trong khi ở Trung Quốc 6,5kg, Thái Lan 15,3kg, Malaysia 34kg, Mỹ 49,6kg. Hệ thống giống gia cầm năng suất thấp, chưa chọn lọc, cải tạo từ giống di truyền. Thị trường xuất khẩu thịt gia cầm hầu như chưa có.

  • H.Y

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Miễn, giảm thuế đất nông nghiệp đến năm 2010 (05/11/2003)
Triển lãm Nông nghiệp Đông Nam Á thu hút gần 200 DN (05/11/2003)
Giao hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ đợt 1/2004 (05/11/2003)
Thị trường nhà đất Hà Nội cung lớn hơn cầu (05/11/2003)
Xe máy bóc nhãn để trốn thuế nhập khẩu (05/11/2003)
Các hãng gas tại Hà Nội rục rịch tăng giá (05/11/2003)
Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm nếu doanh nghiệp bị phiền hà (05/11/2003)
Hà Nội thu hồi 26.000 m2 đất tại Từ Liêm (05/11/2003)
Hải quan TP.HCM tiêu hủy trên 10 tấn hàng quá hạn (05/11/2003)
Sẽ không xảy ra "sốt" than vào dịp cuối năm (05/11/2003)
Thị trường vải thu - đông đắt khách nhờ mác ngoại (04/11/2003)
Đường bay trực tiếp Đài Bắc – Đà Nẵng đang thu hút khách (04/11/2003)
Đã không còn 'phí chăn vịt', 'phí bắt chó'... (04/11/2003)
Giải quyết càng chậm càng bất lợi (04/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang