Thay đổi chính sách cần dựa trên nền an dân
10:35' 11/11/2003 (GMT+7)

Giữa lúc thế giới phập phồng vì nạn khủng bố hay các xáo trộn về chính trị... thì Việt Nam nổi lên như một nơi bình yên, thuận lợi cho sản xuất, làm ăn. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đáng lẽ phải được mùa, nhưng thực tế đã không diễn ra như mong đợi.

Chính sách không ổn định làm các nhà đầu tư mất lòng tin.

Có thể ta đã nghe nói nhiều về những ách tắc do pháp lý chưa đồng bộ, hạ tầng chưa đáp ứng, tệ quan liêu nhũng nhiễu, giá dịch vụ đắt đỏ, chi phí thực tế cao... Nhưng còn một nguyên nhân được giới đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt, đó là tình trạng thiếu nhất quán hay thiếu ổn định trong hoạch định chính sách. 

Sự thiếu nhất quán chung quanh chiếc xe gắn máy là một ví dụ. Vào đầu những năm 2000, hàng loạt chính sách khuyến khích sản xuất xe gắn máy trong nước đã được tung ra. Trong đó có lộ trình giảm nhập, tăng nội địa hóa, các nỗ lực tập trung để có xe giá thấp cho người thu nhập thấp.

Kế hoạch sản xuất động cơ mà Bộ Công nghiệp từng dự trù 300.000-500.000 bộ mỗi năm nhằm cổ xúy cho chiến lược xe máy thương hiệu Việt Nam... Những nội dung vừa kể đó đã thu hút các nhà đầu tư hưởng ứng đón đầu khá sôi động.

Nhưng đến cuối năm 2002, chủ trương hạn chế xe gắn máy bằng các biện pháp hành chính được đưa ra khá bất ngờ, lại được thực hiện trong thời gian ngắn. Điều này lập tức làm cho ngành sản xuất mới vừa được khuyến khích kia nhanh chóng bị xìu xuống. Sự thay đổi đột ngột như cú phanh gấp không chỉ gây sốc cho các nhà đầu tư nước ngoài mà nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã lao đao.

Sự không nhất quán, thiếu ổn định về chính sách như vậy đã làm các nhà đầu tư trở nên thận trọng, dễ có tâm lý lo âu, thủ thế... Ai đã quen hay năng động một chút thì phải xoay xở nhiều hơn, nhưng họ chỉ làm ngắn và nhỏ chứ không mở rộng.

Điển hình, đầu tư của Nhật vào Việt Nam năm 1996-1997 là 119 dự án với tổng vốn 1,2 tỷ USD. Đến năm 2002 số dự án của họ là 42 nhưng tổng vốn đầu tư chỉ là 102 triệu USD (bình quân một dự án từ hơn 10 triệu giảm xuống còn dưới 2,5 triệu USD).

Nhiều thống kê gần đây có thể làm ta sốt ruột. Ví dụ, trong tổng vốn Nhật đầu tư vào ASEAN thì Việt Nam chỉ chiếm có 0,9%, quá nhỏ so với Thái Lan 37,4%, Philippines 18,4%, Indonesia 16,5%...

Điều kiện ổn định cần được hiểu gồm cả về mặt xã hội và chính sách. Một bối cảnh chính trị xã hội ổn định nhưng khâu chính sách kém ổn định thì không đủ sức thu hút. Ngoại trừ để kiếm “apphe”, không ai đi đầu tư lại muốn bị "thử thách". Thật đáng quý nếu họ chịu ngồi lại để bộc bạch khó khăn này vấn đề nọ với ta, thậm chí là than phiền hay phê phán... Một sự bỏ đi lặng lẽ mới nguy!

Nhà nước, nhà đầu tư và người dân sẽ chẳng ai có lợi trong bối cảnh thiếu nhất quán và chính sách không ổn định. Nền kinh tế dễ bị co cụm khi người có tiền co cụm, người đầu tư chỉ tính ngắn, làm ngầm, chạy thương vụ... chứ không chú tâm gây dựng lâu dài.

Sự cải thiện và đổi mới liên tục, hiểu sâu đi sát trong đánh giá và bổ sung chính sách là cần, nhằm duy trì hiệu lực quản lý nhà nước. Tuy nhiên quá trình đó chỉ tích cực khi nó động viên được nội lực và ngoại lực, tránh gây tổn hại cho người làm ăn ngay thẳng, khuyến khích tốt hơn sự tham gia...

Do đó sự thay đổi trong chính sách cần dựa trên nền an dân. Nhà nước nếu có thiệt chỉ là để cho nước nhà giàu mạnh hơn...

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Sơn La thu hút đầu tư du lịch
Cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng chưa từng có
''Loạn'' thu hút đầu tư
Việt Nam cần chỉnh sửa 48 nhóm vấn đề để thu hút đầu tư
CÁC TIN KHÁC:
Đem 221 tỷ đồng tiền vay vứt qua cửa sổ (11/11/2003)
Tranh cãi xung quanh tên gọi cá tra, cá basa (11/11/2003)
Lào Cai khai trương ngân hàng dữ liệu thương mại (10/11/2003)
Việt Nam - điểm đến được ưa chuộng nhất châu Á (10/11/2003)
Dán nhãn tiếng Việt cho điện thoại di động (10/11/2003)
'Ngành điện sẽ đến từng DN bàn cách tháo gỡ' (10/11/2003)
Pacific Airlines chuẩn bị mở lại đường bay thẳng Đà Nẵng - Bangkok (10/11/2003)
Lâm Đồng ồ ạt thu hoạch cà phê xanh (10/11/2003)
Lỗ hổng ''hậu'' đăng ký kinh doanh (10/11/2003)
Mở lại đường bay Jakarta - Singapore - TP.HCM (08/11/2003)
"Thay máu" cho nông, lâm trường quốc doanh (08/11/2003)
Chưa xem xét thời điểm tăng giá điện (08/11/2003)
Sẽ không xảy ra "sốt" gas vào dịp cuối năm (08/11/2003)
Sẽ xuất tự động hàng dệt may vào EU năm 2004 (08/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang