ASEAN giảm vị thế trong thương mại với Việt Nam
17:02' 11/02/2003 (GMT+7)
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8.

(VietNamNet) - Theo nhận định của Cơ quan Khuyếch trương kinh tế Pháp tại Việt Nam, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các nước ASEAN với Việt Nam ngày càng giảm so với các đối thủ như EU, Mỹ.

Trong vòng 6 năm qua, giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN đã tăng gấp đôi. Tuy vậy, nếu như năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang ASEAN chiếm 1/4 tổng kim ngạch, thì đến năm 2002 chỉ còn chiếm 15,5%. Singapore từng là bạn hàng quan trọng nhất của Việt Nam, nhưng nay đã tụt xuống hàng thứ năm (sau Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Australia).

Bảng 1: Quan hệ ngoại thương Việt Nam - ASEAN

 

Nhập khẩu

(triệu USD)

Xuất khẩu

(triệu USD)

Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN trong tổng nhập khẩu (%)

Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa đến ASEAN trong tổng xuất khẩu (%)

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2.378

2.788

3.166

3.749

3.288

4.519

4.222

4.765

1.112

1.364

1.911

2.372

2.463

2.612

2.548

2.475

29

25

27,3

32,6

28,3

28,8

26,1

24,8

20,4

18,8

20,8

25,3

21,3

18

16

15,5

(Nguồn: cơ quan khuếch trương kinh tế Pháp)

Một trong những nguyên nhân của sự thay đổi trên là Việt Nam đã ký được những thỏa thuận quan trọng với nhiều thị trường mới về các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh nổi bật. Điển hình là mặt hàng dệt may (Mỹ, EU), thủy sản (Mỹ, Nhật Bản, EU), da giày (EU, Bắc Mỹ). Năm 2002, sự tăng trưởng đột biến về kim ngạch của các mặt hàng trên (đặc biệt là hàng dệt may vào Mỹ) được coi là thành công lớn của Việt Nam.

Về nhập khẩu, Singapore là nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam trong một thời gian khá dài, nhưng đến năm 2002 đã phải nhường lại vị trí cho Đài Loan. Trong khi đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia lại tăng đáng kể.

Tuy nhiên, nhìn chung, các DN Việt Nam ngày càng ít tìm nhà cung cấp ASEAN, mà dần chuyển hướng sang Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (chỉ riêng 4 quốc gia này đã chiếm gần 50% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2002).

ASEAN chiếm 1/4 số dự án FDI tại Việt Nam

Tính từ năm 1988, ASEAN luôn dẫn đầu trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 72% số dự án của ASEAN là của Singapore. Cũng chỉ riêng nước này đã chiếm hơn 12% tổng số vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay.

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN tại Việt Nam từ 1998 đến 2002.

 

Số dự án

Tổng số vốn

Vốn FDI đã thực hiện

% trong tổng vốn FDI đã thực hiện

Singapore

Thái Lan

Malaysia

Philippines

Indonesia

Lào

263

110

117

19

7

4

7.242

1.168

1.114

184

108

11

2.599

539

1.149

78

119

3

12,7

2,6

5,6

0,4

0,6

 

(Nguồn: cơ quan khuếch trương kinh tế Pháp)

Sau khi Hiệp định về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết, các quốc gia thành viên đã có những cố gắng đáng kể để tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong khu vực. Tuy nhiên, cần phải đợi đến năm 2010 để các quốc gia sáng lập (gồm Malaysia, Thái Lan, Brunei, Singapore, Philippines và Indonesia) dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia trong đầu tư trực tiếp. Đối với 4 nước gia nhập sau (Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia), thời hạn này là năm 2015. Hiện nay, các nhà đầu tư ASEAN, khi làm ăn tại một nước ASEAN khác, đều không được hưởng một ưu đãi nào so với nhà đầu tư từ các quốc gia bên ngoài khối.

Trong số các quốc gia ASEAN, Việt Nam vẫn được đánh giá là có lợi thế lớn, đặc biệt là nhờ sự ổn định. Tuy vậy, hiện cả khối đang đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ ''đại gia'' láng giềng Trung Quốc, nhất là khi nước này đã trở thành thành viên WTO.

Khả năng cạnh tranh của Việt Nam giảm tương đối?

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Pháp, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam phải chịu không ít khó khăn từ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư của khu vực, đặc biệt là trong ngắn hạn. Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam còn kém, khi mở cửa nền kinh tế đương nhiên sẽ bị đe dọa không ít.

Những nghiên cứu được công bố mới đây tại Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy, khả năng cạnh tranh của Việt Nam đang giảm sút so với các nước khác. Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước khác có vẻ ngày càng doãng rộng.

Khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực (0 là mức cao nhất, 80 là mức thấp nhất).

Dưới con mắt của các chuyên gia Pháp, Việt Nam chỉ có một số ít lợi thế, trong đó có nguồn lao động. Một số quốc gia tương đối phát triển của khối đang có nhu cầu ngày càng cao về lao động. Malaysia cần thuê khoảng 2 triệu, Singapore cần 1 triệu lao động nước ngoài mỗi năm. Tuy vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng lao động.

Các chuyên gia Pháp cho rằng, nếu không cải thiện chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm, và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, Việt Nam rất có thể sẽ rơi vào tình trạng chỉ xuất khẩu được sản phẩm thô. Khi đó, Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu so với các nước láng giềng.

  • Trịnh Hằng

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
35 công ty Mỹ yêu cầu không áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may VN (11/02/2003)
Lần đầu tiên phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn (11/02/2003)
Các cơ quan đại diện tại nước ngoài phải cung cấp thông tin cho DN (11/02/2003)
Khách Nhật tiếp tục đổ vào Việt Nam (11/02/2003)
Bộ Thương mại họp về vụ kiện cá tra, cá basa (11/02/2003)
Thủy điện Nà Lơi: Thiệt hại 1 tỷ đồng mỗi tháng (11/02/2003)
Xứ Lạng cay đắng vị hồi (11/02/2003)
TP.HCM hợp tác chăn nuôi bò tại Australia (11/02/2003)
Bảng giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho DN buôn lậu? (11/02/2003)
Nhà chung cư Hà Nội, đắt hay rẻ? (10/02/2003)
Tăng lương sẽ không ảnh hưởng lớn tới giá cả (10/02/2003)
60 phút để hoàn thành thủ tục cho tàu qua cảng (10/02/2003)
Khánh Hòa sẽ tăng khoảng 30% giá đất cho DN thuê (10/02/2003)
TP.HCM khởi động mạnh các dự án đầu tư cho nhà ở (10/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang