Lối mòn trong kinh doanh du lịch hành hương
20:56' 27/02/2003 (GMT+7)
Mặc dù thực tế đã hình thành một thị trường du lịch hành hương đầy tiềm năng, có cả hàng triệu người tham gia, những vẫn chưa thấy một khởi sắc nào trong việc tạo ra các sản phẩm phục vụ, từ chuyện tour, tuyến của các nhà tổ chức chuyên nghiệp tới những quà lưu niệm, món ăn độc đáo ở các địa điểm hành hương lớn.
Đầu năm khách hành hương đi lễ cầu phúc, cầu an

Hầu hết các chùa đều có đủ các sản phẩm dịch vụ đảm bảo nhu cầu về tín ngưỡng, làm phúc của người dân như đi cầu tài lộc, làm phúc, cầu con...

Tại chùa Nam Thiên Nhất Trụ (Thủ Đức, TP.HCM), người hành hương có thể thoả mãn hầu hết các nhu cầu tín ngưỡng. Có thể là đơn giản là đến viếng chùa thắp nén nhang xin tài lộc, cúng sao giải hạn. Muốn phóng thích thì có chim, cá chép. Ngoài các thùng công đức, còn có quyên góp cho trẻ mồ côi, thương binh.

Chùa Vĩnh Nghiêm có sẵn các sản phẩm cho người có nhu cầu tài lộc. Ngoài ra còn phát hành kinh sách, tranh ảnh và đồ thờ cúng...

Bát Bửu Phật Đài là một điểm nóng nằm trong khuôn viên công viên văn hoá Láng Le, mỗi năm thu hút trên 300.000 khách thập phương hành hương. Chỉ riêng hai ngày 29 và mùng 1 Tết, số khách hành hương đã lên tới 27.000 người. Mỗi năm công viên thu của khách hành hương trên 600 triệu đồng tiền vé. Và đây là một phần nguồn kinh phí xây dựng công viên Láng Le, chưa kể tiền giữ xe, nhang đèn, công đức.

Phổ biến trong những ngôi chùa ở quận 5, quận 6 là hình ảnh của những vòng nhang cầu an treo đầy nghẹt trên trần. Mỗi vòng nhang 10.000-11.000 đồng kèm theo một phiếu ghi tên họ người được cầu an bằng tiếng Hoa miễn phí. Năm nay, tại chùa bà Hà Chương, lượng người treo vòng cầu an tăng gấp rưỡi, ông Vinh - làm công quả chuyên treo vòng nhang lên trần ước tính: ''Từ tết tới giờ có hơn 200 hộ gia đình tới đây treo vòng nhang cầu an rồi''. Nhiều người tin rằng, trong những ngôi chùa Hoa, phật trời không biết tiếng Kinh nên phải chờ tới dịch vụ khấn giùm. Ông Chầm Tú Cường, ban quản trị chùa Hà Chương nói: ''Toàn mê tín hết thôi, chứ Phật trong lòng mình mà''

Mới chỉ dừng lại ở ''du lịch cấp phường''

''Bầu'' chuyên nghiệp như bà Dung (đường Lý Thái Tổ, quận 10) tổ chức đi hành hương y như công ty du lịch có bán vé. Bà kể chuyện khởi nghiệp: Hồi trước, trong xóm có ông xe lam, mấy ngày tết không chạy mất thu nhập, trong khi mấy bà hàng xóm muốn đi lễ Phật mà không có phương tiện. Tôi gọi xe ông, hai băng ghế tháo ra, trải chiếc chiếu làm ghế. Tiền xe chia 6/4, tôi 6 ông đó 4. Từ đó làm luôn tới giờ''. Hiện tại đội xe của bà Dung tất cả đều lên đời loại mới, đủ dạng: 7, 10, 12, 15... 40, 50 chỗ cũng có. Mấy chục số điện thoại bà đang lưu trong máy có khả năng sẵn sàng phục vụ 24/24. Đi hành hương xa, nghỉ qua đêm ''công ty du lịch cấp phường'' cũng tổ chức chương trình ''du lịch'' chọn gói: ăn, ngủ nhà trọ, khách sạn tuỳ theo giá. Tới chùa ăn cơm chùa, tới khách sạn, nhà trọ ăn cơm quán... 

Cũng là bầu hành hương, nhưng ông Tuấn (đường Quang Trung, quận Gò Vấp) ''cao tay'' hơn, lo cả dịch vụ cúng bái. Khách của ông thường là những người làm ăn có ''máu mặt'', đầu năm muốn đi chùa dâng mâm trái cây, có phong bì nặng ký, đổi lại nhà chùa cũng nên chuẩn bị một mâm lộc ''trả lễ'' lấy hên. Bởi vậy khi tổ chức những tour này, ông Tuấn thường đến những ngôi chùa ''ruột'' liên hệ trước, ''thương thảo'' nhà chùa làm mâm cơm chay mời khách, soạn sẵn mâm lộc, nhất thiết phải có bao lì xì, gói gạo, muối, trà.

Nếu như nhu cầu về tín ngưỡng của người hành hương được thoả mãn khá tốt, thì việc đưa các di tích đền chùa vào phục vụ tham quan dường như chưa đạt yêu cầu.

Ông Trần Trương, trưởng ban quản lý di tích Yên Tử cho biết, mặc dù ban quản lý đã thông báo chủ trương xã hội hoá các hoạt động dịch vụ du lịch nhưng các mặt hàng phục vụ du lịch còn nghèo nàn, chưa đa dạng và chưa có dấu ấn của Yên Tử. Một số tập thể và cá nhân đã nghĩ tới chuyện in các tranh trên lụa về phong cảnh Yên Tử, đặt làm các hàng lưu niệm bằng đá, sứ riêng cho Yên Tử nhưng mới dừng lại ở tự phát. Chưa có DN nào tiến hành làm hàng loạt, đầu tư lớn.

Tại chùa Hương, cũng như các năm trước, đồ lưu niệm hầu như vẫn không có gì thay đổi ngoài những khánh, chuông, đồ chơi, vòng, dây chuyền... lấy từ các nguồn Hà Nội, Sài Gòn về bán.

Theo thông tin từ ban tổ chức các lễ hội chùa Hương và Yên Tử, số khách hành hương tới các di tích này vào năm ngoái đều đã vượt ngưỡng 30 vạn và con số này vẫn tăng lên đều hàng năm. Đây là nguồn lợi không nhỏ nếu việc tổ chức các loại hình dịch vụ, đồ lưu niệm được tốt. Tuy nhiên, công việc này vẫn bị bỏ ngỏ và chỉ có tư nhân hoạt động kinh doanh kiểu tự phát.

(Theo SGTT)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội 2003 sẽ lớn chưa từng có
Ban hành chương trình đào tạo nghiệp vụ du lịch
Cần linh hoạt hơn với thị trường du lịch Nhật
Mở văn phòng xúc tiến du lịch ở Nhật Bản và Pháp
Khởi động “Năm du lịch Hạ Long 2003”
Liên hoan văn hoá - du lịch biển Việt Nam 2003
Du lịch đầu xuân - cuộc đua của các doanh nghiệp
CÁC TIN KHÁC:
Giá vàng tăng nhẹ (27/02/2003)
Sẽ "sốt" thép? (27/02/2003)
Giảm giá thu mua điều (27/02/2003)
Sẽ mở rộng đối tượng được miễn giảm thuế nông nghiệp (27/02/2003)
Ngành bê tông bị tống tiền (27/02/2003)
Cam kết không mua, chế biến tôm có tạp chất (27/02/2003)
Nông dân Mỹ giúp nông dân Việt Nam nuôi bò sữa (27/02/2003)
Xe máy Nouvo, rẻ nhưng có... 3 điều bất tiện (27/02/2003)
Tăng 20% phí bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới (27/02/2003)
Khảo sát 12 sản phẩm chủ lực của TP.HCM (27/02/2003)
Chính phủ yêu cầu có giải pháp để DN xe máy tiếp tục sản xuất (27/02/2003)
Yêu cầu ngừng ngay việc thu phí xếp dỡ container (27/02/2003)
300-400 DN xuất khẩu thực phẩm phải đăng ký với FDA (27/02/2003)
Thí điểm thành lập công ty cổ phần thẻ (26/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang