EUR bỏ xa USD, nhiều doanh nghiệp chới với
06:27' 16/03/2003 (GMT+7)
Nhiều DN lỗ do nhập khẩu thiết bị từ euro.
Công ty Giày da thời trang T&T phải chi thêm hàng trăm triệu đồng để trả tiền mua thiết bị do EUR tăng giá. Giám đốc công ty, ông Trần Đức Triều, cho biết, đầu năm, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu thiết bị từ châu Âu, một EUR chưa đến 16.000 đồng, nay lên đến 16.800 đồng. Công ty vừa thanh toán hơn 700.000 EUR, đẩy số tiền phát sinh lên ngót nghét 700 triệu đồng.

Theo kế hoạch, T&T sẽ phải nhập một lô thiết bị nữa trị giá 380.000 euro. Hầu hết các điều khoản trong hợp đồng đã thống nhất với đối tác, nhưng với xu hướng tỷ giá hiện nay, T&T buộc phải xem xét lại. ''Chúng tôi đang tính toán thời điểm nào nhập thì thích hợp. Trước mắt chỉ có thể điều chỉnh về giá cả... '', ông Triều nói.

Công ty May Tây Đô cũng đang tính mua hệ thống ủi của một hãng châu Âu trị giá 270.000 EUR.Giám đốc công ty, ông Nguyễn Thái Hùng, ước lượng, công ty chịu phát sinh hơn 300 triệu đồng so với kế hoạch. Do vậy, May Tây Đô đang tìm mua hệ thống máy móc của Mỹ, với hy vọng sẽ giảm được chi phí.

Nhập khẩu rủi ro

DN nhập khẩu sử dụng đồng yen cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Chi nhánh Công ty XNK Sản phẩm cơ khí tại TP.HCM (Mecanimex Saigon) nhập khẩu lô hàng trị giá 1,5 triệu yen khi 1USD=124yen, nhưng nay 116 yen đã đổi được 1USD. Ông Bùi Quang Tuyến, Phó Giám đốc chi nhánh, cho biết, biến động tỷ giá đã làm giá thành lô hàng nhập khẩu tăng hơn 6%. Mecanimex Saigon phải thương lượng với khách hàng trong nước để nâng giá lên, nhưng cũng chỉ được 3%, công ty lỗ 3%.

Công ty này cũng không mấy hy vọng bù lỗ bằng con đường xuất khẩu, bởi giá thành sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ xuất khẩu đang tăng theo giá vật tư đầu vào. Đã vậy, các hợp đồng xuất khẩu của Mecanimex Saigon lâu nay đều thanh toán bằng USD. Trong trường hợp này, công ty phải đề nghị khách hàng tạm ngưng giao dịch, chờ tỷ giá ổn định trở lại.

Việc ngưng giao dịch như trên không nhiều. Bà Nguyễn Thị Ngọ, Giám đốc Công ty Hoàng Lê, cho biết, công ty vẫn phải nhập khẩu phân vi lượng Nitrophoska từ Đức về. Đối tác của công ty chấp nhận thanh toán bằng USD nhưng đã kịp tăng giá tương đương với mức biến động tỷ giá EUR/USD. Theo bà Ngọ, đầu tháng này, phân bón đã tăng thêm 10% so với tháng trước.

(Theo TBKTSG)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Vì sao giá USD giảm mạnh so với Euro?
CÁC TIN KHÁC:
Sẽ lợi hơn khi chuyển ngành may về tỉnh (16/03/2003)
PetroVietnam bán bớt cổ phần ở Algieria (16/03/2003)
Có thể ký kết Hiệp định hàng không Việt - Mỹ trong năm nay (15/03/2003)
Các hãng tàu hợp tác mở tuyến xuyên Á (15/03/2003)
Bán máy bay cho Việt Nam có dễ? (15/03/2003)
''Dự trữ phân bón bây giờ là quá muộn'' (15/03/2003)
Giá vàng trong nước còn 6,52 triệu đồng/cây (15/03/2003)
Doanh nghiệp nghĩ gì trước quy định mới của Chính phủ về quảng cáo? (15/03/2003)
Từ ngày mai sẽ sử dụng hóa đơn GTGT mới (15/03/2003)
Czech muốn nhập khẩu nhiều nông sản Việt Nam (15/03/2003)
Nghịch cảnh thị trường xe máy (15/03/2003)
Tivi giá rẻ cho vùng sâu, vùng xa (14/03/2003)
Không chấp nhận tách phí xếp dỡ container từ 1/4 (14/03/2003)
Nếu chiến tranh nổ ra, Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều về năng lượng (14/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang