Việt Nam tìm cách bán gạo trực tiếp sang châu Phi
07:26' 26/03/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hiện Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Phi trên dưới 1 triệu tấn gạo/năm, song, phải xuất qua một nước thứ ba do khả năng thanh toán của thị trường lục địa đen này có hạn. Giá cả phù hợp, chất lượng vừa phải, phù hợp với người nghèo và người có thu nhập trung bình, gạo Việt Nam đang tìm đường đi trực tiếp sang thị trường này.

Trước đó, trả lời phỏng vấn báo Lao Động, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ cho biết, Iraq đang là thị trường tiềm năng về xuất khẩu gạo (1 triệu tấn/năm) và chè (24.000 tấn/năm) của Việt Nam. ''Việt Nam có 4 mặt hàng lớn xuất khẩu sang Iraq, trong đó, hai mặt hàng nhập về sản xuất rồi bán ra là dầu ăn, sữa thì chưa lo ngại; song, khó khăn nhất là mặt hàng sản xuất từ nông sản, đó là gạo và chè'', Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đánh giá như vậy khi trao đổi với báo giới hôm nay (25/3).

Bên cạnh đó, giá nhập khẩu xăng và phân đạm sẽ có những biến động tăng bất thường nên giá thành sản xuất nông sản tăng lên - đây là một trở ngại cho xuất khẩu nông sản.

Vừa qua, một đoàn chuyên gia của Việt Nam đã đến châu Phi để khảo sát thị trường gạo. Cuối tháng 4, Hội nghị ''Việt Nam - châu Phi, đoàn kết và phát triển'', với sự tham dự của đại biểu đến từ 20 quốc gia châu Phi, một số nước châu Á nhằm giới thiệu công nghệ lúa nước ở Việt Nam, về chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; đồng thời, hội nghị là dịp để Việt Nam giới thiệu mặt hàng gạo tại thị trường châu Phi.

Bà Vũ Thị Thêm, Vụ trưởng Vụ Phi châu Tây Nam Á (Bộ Thương mại), cho biết, nhu cầu nhập khẩu gạo tại châu Phi là rất lớn, khoảng 7 triệu tấn/năm. Song, Việt Nam không dễ không dễ xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường này vì khả năng thanh toán có hạn. Hiện nay, chúng ta vẫn phải xuất khẩu sang châu Phi qua nước thứ ba, như Pháp, châu Âu, Quỹ Hỗ trợ phát triển... và chưa xây dựng được kho ngoại quan tại đó. Hơn nữa, năng lực (khả năng nhạy bén và vốn) của DN Việt Nam còn yếu, Nhà nước hỗ trợ chưa nhiều, chắc chắn quá trình xuất khẩu sang thị trường châu Phi sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, vừa qua, đoàn chuyên gia của Bộ Thương mại và Bộ NN-PTNT cũng tiến hành 4-5 cuộc khảo sát thị trường mới cho gạo và chè; đồng thời, yêu cầu chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các mặt hàng này, tổ chức lại mạng lưới tiếp thị để có thể xâm nhập vào thị trường mới. Chính phủ hiện có những cam kết với Indonesia, Philippines, đang cố gắng vận động Malaysia và Anh, Pháp... để xuất khẩu mặt hàng nông sản bù lại những mất mát từ cuộc chiến tranh Iraq.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cũng xúc tiến lại thị trường Trung Đông (ngoài Iraq), như Iran...

  • Hà An
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nông phẩm phải đạt tiêu chuẩn ISO13960 (25/03/2003)
Giá hàng hoá và dịch vụ giảm 0,6% (25/03/2003)
Miễn giảm thuế nông nghiệp để giữ giá lúa? (25/03/2003)
Prévoir hợp tác với VNPT cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ (25/03/2003)
Chuyện ngành quảng cáo: đạo lý trong kinh doanh (25/03/2003)
Mua bảo hiểm cho... con tôm (25/03/2003)
Thủ tướng cam kết không "bao sân" cho doanh nghiệp (25/03/2003)
Sẽ ban hành thêm 7 chuẩn mực kế toán (24/03/2003)
Tổng Công ty Hàng không trình kế hoạch dùng sân bay Cam Ranh (24/03/2003)
Chi phí lao động không còn là lợi thế của Việt Nam (24/03/2003)
Cơ hội xúc tiến thương mại tại Trung Quốc (24/03/2003)
Vàng bạc Đá quý muốn về ngân hàng thương mại (24/03/2003)
Giá sợi và hạt nhựa tiếp tục tăng mạnh (24/03/2003)
Xây dựng Nhà máy Xi măng Thái Nguyên (24/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang