|
Lợi thế lớn của Việt Nam là nguồn lao động cần cù, chăm chỉ. |
Ông Cheng Wen-chin, Giám đốc điều hành Tập đoàn Uni-President tại Việt Nam ,cho biết, người Đài Loan thích đầu tư vào Việt Nam, vì lối sống và nền văn hóa hai nơi có nhiều điểm tương đồng. Người lao động Việt Nam chừng mực, hiền hòa và nhà đầu tư ít phải chịu áp lực về chính trị.
Uni-President - tập đoàn chế biến thực phẩm lớn nhất Đài Loan đă có mặt ở Việt Nam được 2 năm. Nhà máy của họ hiện là nhà cung cấp thức ăn gia súc lớn tại thị trường này. Dự kiến doanh thu trong năm nay của Uni-President tại Việt Nam đạt tới 34,8 triệu USD, tăng 30% so với năm 2002. Họ cũng dự định sớm hoàn thành một nhà máy mới vào tháng 6, và sản xuất thêm mặt hàng mì ăn liền.
Ta Ya - tập đoàn sản xuất dây điện và dây cáp hàng đầu Đài Loan cho biết, từ đầu năm, nhà máy của họ tại Việt Nam đã hoạt động hết công suất. Nhà máy này chủ yếu sản xuất dây cáp cho các công trình xây dựng, và có khoảng 300 công nhân. Ta Ya cũng dự định mở thêm một số cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Pou Chen - một đại gia trong làng sản xuất giầy Đài Loan, và là nhà thầu lớn nhất của Nike rất hài lòng về hoạt động của nhà máy tại Việt Nam. So với 50 nhà máy khác của Pou Chen ở nước ngoài, nhà máy tại Việt Nam tương đối nhỏ. Với triển vọng những năm tới, họ dự định sẽ tăng gấp đôi công suất trong 5 năm.
(Hương Thanh - Theo Tin tức Kinh tế Đài Loan) |